Thursday, 19/09/2024

Gen Z bị chê kém duyên khi giao tiếp công sở

16:36 05/08/2024

Kinh Tế Số Việt Nam Online

Những thông báo vắng mặt cụt lủn, đùn đẩy trách nhiệm với cấp trên khiến người trẻ bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp ở nơi ng sở.

"Đang nghỉ phép, hy vọng trúng số và không phải quay lại làm", "Hãy liên hệ với ai khác ngoài tôi", là những email thông báo vắng mặt (out-off-office) của Gen Z. Xu hướng này lần đầu xuất hiện trên TikTok năm 2022 và được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây.

Kiểu viết email của nhóm sinh năm 1997 đến 2012 thường sử dụng ngôn từ hài hước, chơi chữ và biểu tượng cảm xúc.

Theo chuyên gia, xu hướng giao tiếp bất quy tắc này có thể mang lại những thay đổi tích cực cho văn hóa ng sở nhưng cũng có thể khiến người gửi bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp, đặc biệt là với đồng nghiệp hoặc cấp trên lớn tuổi.

Lucas Botzen, CEO của nền tảng quản lý ng việc Rivermate có trụ sở tại Hà Lan, cũng nhận thấy sự gia tăng trong việc sử dụng biểu tượng cảm xúc, ngôn ngữ thân mật và những câu nói đùa trong email của nhân sự Gen Z. Ông cho rằng điều này tạo ra văn hóa ng sở thân thiện và dễ gần hơn.

"Khi mọi người cảm thấy thoải mái là chính mình, giao tiếp sẽ trở nên chân thực và hiệu quả hơn", CEO nói.

Steven Athwall, người sáng lập nhà bán lẻ The Big Phone Store (Anh) cho biết xu hướng này đánh dấu sự cân bằng giữa ng việc, cuộc sống và ranh giới cá nhân. Ông nhận thấy điều này khi quản lý trực tiếp 45 nhân viên, 20 trong số đó là Gen Z.

Không chỉ giới hạn ở email thông báo vắng mặt, các cách ứng xử mới của nhân sự trẻ còn được thể hiện qua CV, email ng việc và tin nhắn. Khảo sát tháng 8/2023 của ngân hàng Barclays (Anh) cũng cho thấy 71% người được hỏi nói Gen Z đang thay đổi cách sử dụng ngôn từ tại nơi làm việc.

Nhiều nhân sự Gen Z bị phàn nàn viết email không phù hợp với khách hàng. Ảnh minh họa: Thedailystar

Tuy nhiên, các email thân mật quá mức có thể phản tác dụng nếu gửi sai cách.

Daniel Harris, giám đốc tại ng ty tuyển dụng Robert Walters (Anh), cho biết một số nhân viên trẻ ký tên email bằng những câu kết thúc vui vẻ và không trang trọng. Đơn cử như thay vì nói "many thanks" (Cảm ơn nhiều) họ sẽ viết "Stay fresh, never frozen" (Luôn tươi mới, đừng lỗi thời).

Theo Harris, những câu nói như vậy thường bị coi là thô lỗ, thiếu tôn trọng, đặc biệt là gửi cho cấp quản lý. Còn riêng với người lớn tuổi, họ có thể không hiểu hoặc khó khăn trong việc phản hồi.

"Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ là hãy ý thức về người được nhận. Gửi email quá thân mật, ẩn chứa câu nói đùa có thể làm hỏng hình ảnh chuyên nghiệp của bạn", vị CEO nói.

Cùng quan điểm, Botzen, CEO của Rivermate nói bản thân không không ý kiến việc nhân viên sử dụng ngôn ngữ thân mật trong giao tiếp nhưng họ nên cẩn trọng các dùng từ với khách hàng hoặc đối tác.

Paola Accettola, CEO của ng ty tư vấn True North HR tại Canada cho rằng email thông báo vắng mặt vui nhận chỉ nên dành cho đồng nghiệp để thể hiện sự vui vẻ. Trong các trường hợp khác, người gửi email cần phải cẩn trọng trong cách dùng, tránh để người nhận hiểu sai thông điệp được truyền tải.

Theo VnExpress

https://vnexpress.net/gen-z-bi-che-kem-duyen-khi-giao-tiep-cong-so-4777573.html

Chia sẻ bài viết

Thong ke