Cần ngay gói vay 0 đồng
Theo số liệu mới nhất từ Sở Du lịch TP.HCM, hiện trên địa bàn TP.HCM có đến 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, doanh nghiệp lữ hành tạm ngưng hoạt động. Từ ngày 1/1/2020 đến nay, có tổng cộng 152 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành rút giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành (135 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 17 doanh nghiệp lữ hành nội địa).
Theo báo cáo của 26 doanh nghiệp lữ hành đầu ngành, từ ngày 28/1/2021 đến nay, đã có hơn 930 đoàn hủy tour với số lượng hơn 43.100 khách, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp lữ hành trên 363 tỷ đồng. Điều đáng nói, trên địa bàn TP.HCM hiện chỉ̉ còn lực lượng hướng dẫn viên du lịch chính thức của các công ty lữ hành còn hoạt động (hướng dẫn viên quốc tế còn khoảng 10%, hướng dẫn viên nội địa còn khoảng 40-50%); các hướng dẫn viên cộng tác hoặc tự do đã phải chuyển nghề.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Vietravel cho biết, dưới tác động của dịch COVID-19, ngành du lịch gần như bị tê liệt hoàn toàn, đặc biệt các công ty lữ hành hiện hầu hết đã đóng cửa. Ngay Vietravel cũng đang phải dừng hoạt động.
Theo ông Kỳ, hơn 1 năm chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp du lịch đang đứng trước những khó khăn lớn như việc giữ chân người lao động đang ở vào thế khó, trong khi đó tài sản lớn nhất của ngành lữ hành là đội ngũ người lao động. Đây đều là những người có chuyên môn, kinh nghiệm làm việc nhiều năm. Nhưng với tình hình hiện tại khi doanh nghiệp không có nguồn thu sẽ không có nguồn tiền để trả lương cho người lao động. Chính vì vậy, hàng ngàn ngư ời lao động của ngành du lịch đang phải nghỉ̉ việc đi làm công việc khác để duy trì sự tồn tại của chính bản thân mình.
“Với tình hình hiện tại thì các công ty lữ hành đang rất cần nguồn vốn để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, việc này cũng rất gian nan, do việc tiếp cận nguồn vốn, lãi suất của các ngân hàng rất khó tiếp cận. Các doanh nghiệp lữ hành hoàn toàn không có tài sản thế chấp lâu dài để thế chấp ngân hàng vay vốn. Khi làm việc, các ngân hàng đều rất thiện chí nhưng hầu như không giải quyết được và các doanh nghiệp lữ hành gần như phải đóng cửa hết”, ông Kỳ nói.
Để giải quyết những khó khăn của ngành du lịch hiện nay, ông Kỳ kiến nghị các giải pháp đối với ngành kinh tế mũi nhọn đó là Chính phủ nên có chính sách cho doanh nghiệp vay gói lãi suất 0 đồng trong một thời gian để có thể cầm cự, tồn tại. “Dù là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng đến thời điểm hiện nay không có lấy một chính sách hỗ trợ nào, chúng tôi khá là bức xúc. Anh em trong ngành không chỉ̉ ở TP.HCM mà cả nước đều rất bức xúc”, ông Kỳ bày tỏ.
Đồng quan điểm cần ngay sự hỗ trợ từ Chính phủ, ông Nguyễn Đức Hiệp, Tổng Giám đốc công ty Viettourist cho biết, Viettourist là một trong những đơn vị có thế mạnh về khách lẻ ghép đoàn, chuyên tổ chức các tour đưa khách Việt du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát từ thời điểm tháng 3/2020 đến nay khiến công ty bị ảnh hưởng nặng nề. Các tour du lịch nước ngoài gần như bị “đóng băng”, dù đã phải chuyển hướng sang các tour nội địa, nhưng với hai đợt dịch liên tiếp, mọi hoạt động của công ty đã buộc phải dừng lại để phòng, chống dịch.
Theo ông Hiệp, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng ngành du lịch sẽ được khôi phục trở lại trong năm 2021, khi dịch bệnh trước đó cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên, thực tế dịch bệnh khiến tình hình ngày càng nghiêm trọng. Do các hoạt động kinh doanh du lịch bị hạn chế do dịch COVID-19, số lượng nhân sự của công ty cũng đã giảm từ 200 xuống còn 30 người, một số mặt bằng thuê cũng được trả lại, mọi tour du lịch phải tạm ngừng…
Ông Nguyễn Đức Hiệp cho rằng, sau khi dịch được kiểm soát, để hoạt động trở lại, phần lớn doanh nghiệp du lịch sẽ gặp khó khăn về vốn khi phải chi một số tiền lớn để quảng cáo, thuê mặt bằng,… Do đó, rất cần sự hỗ trợ từ chính quyền nhà nước, đặc biệt là áp dụng một số chính sách như giảm thuế VAT, giảm thời gian nộp thuế cũng như có các gói hỗ trợ vay vốn giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Tìm cách cứu ngành du lịch
Trước tình hình cấp bách của ngành du lịch, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM Nguyễn Thị Khánh cho biết, ngày 15/6 vừa qua, Hiệp hội Du lịch TP.HCM đã có văn bản đề xuất, kiến nghị với các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền về việc mở rộng Thông tư số 03/2001/ TT-NHNN ngày 2/4/2021 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do đại dịch COVID-19.
Theo bà Khánh, những khó khăn của ngành du lịch gồm lữ hành, khách sạn, khu du lịch, nhà hàng, chuỗi cung ứng dịch vụ đã gây ảnh hưởng đến các ngành vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thủy và nhiều ngành kinh tế khác. Việc tạo những cơ chế đặc thù, ưu đãi giúp doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn trước mắt, khôi phục hoạt động cũng đồng thời giúp các ngành, lĩnh vực liên quan.
Hiệp hội Du lịch TP.HCM kiến nghị NHNN, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, UBND TP.HCM và Sở Du lịch TP.HCM nghiên cứu, sớm có chính sách đặc thù về thời hạn trả nợ, lãi vay cho lĩnh vực du lịch như sau: giảm mức lãi suất vay đang áp dụng, không áp dụng chuyển nhóm nợ; gia hạn gốc và lãi toàn bộ dư nợ hiện hữu. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) là 24 tháng, kể từ ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ...
Theo bà Nguyễn Thị Khánh, Hiệp hội Du lịch TP.HCM sẽ tiêp tuc kiên nghi hô trơ miên giam thuê cho doanh nghiệp lư hanh, các nha hang, cơ sơ lưu tru, vân chuyên kinh doanh dich vu lư hanh; hỗ trơ ap dung mưc gia điên theo đơn gia điên san xuât cho cac cơ sơ kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du lịch trong năm 2021...
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, hiện đã có văn bản gửi UBND TP.HCM về đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố trước bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19. Theo đó, Sở Du lịch TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ chỉ̉ đạo Bộ Tài chính xem xét giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021 để giúp giảm giá thành sản phẩm và các gói dịch vụ du lịch, kích cầu du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn lưu động. Xem xét kéo dài chính sách giảm 15% tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp du lịch trong năm 2021. Xem xét tiếp tục gia hạn giảm phí thẩm định hồ sơ cấp phép kinh doanh lữ hành và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch đến hết năm 2021.
Sở Du lịch TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM xem xét trình HĐND TP.HCM chấp thuận chủ trương sử dụng vốn ngân sách TP ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh TP.HCM thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng theo hình thức tín chấp (không cần tài sản thế chấp) với lãi suất vay 0% cho doanh nghiệp du lịch (không phân biệt doanh nghiệp du lịch lớn, nhỏ) gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để trả lương cho người lao động. Theo đó, TP.HCM hiện có 5.002 doanh nghiệp du lịch đang hoạt động với khoảng 31.500 lao động. Với gói vay lãi suất 0% trả lương cho người lao động của UBND thành phố cho các doanh nghiệp đang hoạt động, số tiền dự kiến hỗ trợ 208,845 tỷ đồng, thời gian thực hiện là 3 tháng.
Theo Nhà đầu tư