Thursday, 21/11/2024

Bất động sản vẫn là cơ hội đầu tư tốt năm 2021

16:30 02/04/2021

Kinh Tế Số Việt Nam Online Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia vẫn giữ được tăng trưởng dương và hội đủ các yếu tố để tăng tốc khi dịch bệnh được khống chế.

Một trong những ngành sẽ được hưởng lợi khi kinh tế phục hồi, du lịch mở cửa là bất động sản khi đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thông tin trên được các chuyên gia và doanh nhân đưa ra tại hội thảo "Triển vọng bất động sản 2021" do báo điện tử VnExpress tổ chức vừa qua.

Ảnh: Tọa đàm chuyên đề "Triển vọng thị trường bất động sản năm 2021".

Điểm sáng trong kinh tế toàn cầu

Mở đầu sự kiện, PGS.TS Trần Kim Chung, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho biết cùng với nỗ lực của các quốc gia về kiểm soát dịch bệnh, phát triển vắc xin, triển khai các gói cứu trợ, khôi phục sản xuất… thế giới đang bước từ giai đoạn "phòng thủ" sang "cầm cự" và chuẩn bị "tấn công" dịch bệnh và phát triển kinh tế.

Trong đó, các chính sách ứng phó với đại dịch và điều hành kinh tế của Việt Nam trong vòng 1 năm qua về cơ bản đúng, đem lại kết quả tích cực. Việt Nam đang nằm trong vùng tăng trưởng của thế giới với nền kinh tế ổn định. Chính phủ quyết tâm triển khai vốn đầu tư là cú hích rất lớn cho phát triển kinh tế. Quan hệ quốc tế vô cùng thuận lợi với các FTA, RCF, CPTTP khẳng định vị thế của Việt Nam từ nước đến sau trong WTO trở thành nước đi đầu, áp đặt cuộc chơi cho thế giới mới. Xuất nhập khẩu và kết quả sản xuất rất tích cực. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng trong năm 2021.

"Có thể nói rằng sức khỏe nền kinh tế của Việt Nam và bất động sản Việt Nam nằm ở mức A đến A+", ông Chung nhận định.

Theo TS Lê Duy Bình - giám đốc Economica Vietnam, ở châu Á - Thái Bình Dương trong năm qua chỉ có 3 quốc gia tăng trưởng dương là Trung Quốc, New Zealand và Việt Nam. Đây là bệ đỡ rất tốt cho Việt Nam thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Sự tăng trưởng này được hỗ trợ đầu tiên bởi nguồn đầu tư công, thứ hai là hoạt động xuất nhập khẩu và không kém phần quan trọng là nguồn vốn FDI gần 29 tỉ USD trong năm 2020.

Trong đó đăng ký đầu tư vào bất động sản là 3,8 tỉ USD, chiếm 14,8% tổng vốn FDI, cao hơn so với năm 2019. Còn nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư lớn đang tìm cách huy động hàng tỉ USD đầu tư vào các quốc gia như Hàn Quốc và Việt Nam. Với các nhà đầu tư nước ngoài, khi quyết định đầu tư vào một quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh vô cùng khó khăn của năm 2020 thì họ đã phải "trông giỏ bỏ thóc" như thế nào.

Điều kiện kinh tế và khả năng khống chế dịch bệnh COVID-19 đã tạo nên một hình ảnh mới của Việt Nam về năng lực quản trị công, quản trị nền kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khẳng định đây tiếp tục là điểm đến thuận lợi của dòng vốn trong tương lai. Bên cạnh ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế thì chắc chắn các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam đã nhìn ra một điểm rất quan trọng đó chính là lợi nhuận. Nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào bất động sản Việt Nam ở nhiều phân khúc khác nhau từ văn phòng, du lịch nghỉ dưỡng, nhà ở và bất động sản công nghiệp.

Các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy tầng lớp trung lưu của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, khu vực trung lưu của Việt Nam hiện nay là 13% dân số sẽ tăng lên 26% vào năm 2026. Đây là một tập khách hàng vô cùng lớn và tiềm năng cho các sản phẩm trong tương lai như căn hộ cao cấp, bất động sản trong đô thị tích hợp, second home, shophouse…

Đô thị sinh thái thông minh Aqua City phía đông TP.HCM của Novaland đang thu hút nhiều khách hàng trung lưu

Nhiều loại hình bất động sản mới sẽ cất cánh

TS Sử Ngọc Khương, giám đốc cấp cao bộ phận đầu tư Savill VN, cho rằng những cảnh báo về bong bóng bất động sản hiện nay là còn quá sớm và không có cơ sở. Nhớ lại bong bóng bất động sản gần nhất là những năm 2011 - 2012, ông Khương phân tích khi đó room tín dụng vào bất động sản lên đến 30 - 40% tổng tín dụng và lãi suất sau một đêm từ 12%/năm lên 20%/năm. Nhưng tăng trưởng của nền kinh tế khi đó chỉ 5,5 - 5,8%. "Ngày đó đăng ký được một phiếu mua căn hộ ra ngoài bán được 5.000 USD mới là bong bóng", ông Khương cho biết.

Còn hiện tại tăng trưởng tín dụng vào bất động sản được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát dưới 20%. Lãi suất cho vay bất động sản 9 - 11%, lãi suất tiền gửi 5 - 6%/năm. Nguồn cung trên thị trường đang rất khan hiếm. "Nhưng người mua hiện nay đã khác 10 năm trước, đã trở nên thông thái hơn. Vì vậy, từ nay đến hết năm 2021 không thể xảy ra bong bóng bất động sản được", ông Khương nói.

Cũng theo ông Khương, ở Việt Nam hiện không có nhiều kênh đầu tư nên bất động sản vẫn là kênh hứa hẹn nhất.

Dự án với đầy đủ cơ sở hạ tầng, tiện ích du lịch - giải trí - thể thao - chăm sóc sức khỏe và kết nối thuận tiện với TP.HCM qua cao tốc, sân bay… đáp ứng các nhu cầu về sinh sống và đầu tư, nghỉ dưỡng của nhà đầu tư. (Ảnh: Dự án NovaWorld Phan Thiet của Novaland).

Bà Nguyễn Thị Xuân Dung, quyền giám đốc tài chính Tập đoàn Novaland, cũng cho rằng nhận thấy xu hướng thay đổi trong nhu cầu của người dân, Novaland đã triển khai nhiều dự án mang tính tiên phong để phục vụ phong cách sống mới. 

Theo đó, người dân có xu hướng dịch chuyển ra xa để có một nơi ở rộng rãi, tiện nghi và môi trường sống tốt hơn, cũng như phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng tại các tổ hợp đầy đủ tiện ích. 

Tiêu biểu, Novaland đang phát triển Đô thị sinh thái thông minh Aqua City (phía Đông TP.HCM) với hơn 70% dành cho mảng xanh, với các sản phẩm nhà phố, biệt thự… đa dạng; các dự án bất động sản du lịch NovaWorld Phan Thiet và NovaWorld Ho Tram với quy mô lên đến hàng ngàn hecta, giới thiệu các sản phẩm second home đa mục đích sử dụng và khả năng sinh lợi bền vững. Mỗi dự án với đầy đủ cơ sở hạ tầng, tiện ích du lịch - giải trí - thể thao - chăm sóc sức khỏe và kết nối thuận tiện với TP.HCM qua cao tốc, sân bay… đáp ứng các nhu cầu về sinh sống và đầu tư, nghỉ dưỡng của nhà đầu tư.

Theo Tuổi trẻ

Chia sẻ bài viết

Thong ke