Thursday, 28/03/2024

Vượt biến động để ổn định thị trường tiền tệ

10:23 21/01/2023

Kinh Tế Số Việt Nam Online Trước thềm năm mới Quý Mão, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã có những trải lòng, đánh giá về hoạt động của ngành ngân hàng trong một năm 2022 có nhiều biến động cũng như triển vọng, áp lực đặt ra trong năm 2023.

Nhìn lại năm 2022, một trong những bài toán khó được Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu ra là làm thế nào ổn định được thị trường tiền tệ và thanh khoản hệ thống khi chịu tác động bởi sự cố Ngân hàng SCB và niềm tin thị trường suy giảm. Tuy nhiên, với sự ứng phó linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến tình hình, cân nhắc thời điểm, liều lượng phù hợp của từng công cụ, giải pháp đã có thể hóa giải các bài toán khó nêu trên.

Một năm “hóa giải” nhiều bài toán khó

Thống đốc NHNN khẳng định, năm 2022 là năm ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động cộng hưởng bởi những biến động phức tạp, khó lường của kinh tế thế giới và trong nước. Kinh tế toàn cầu chứng kiến lạm phát gia tăng, giá dầu, giá nguyên vật liệu tăng cao, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đều thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh, mạnh, khiến lãi suất thế giới và đồng USD tăng cao.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Ở trong nước, sau đại dịch Covid-19, sản xuất kinh doanh phục hồi nhưng vẫn còn khó khăn; thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đều khó khăn, niềm tin của nhà đầu tư suy giảm đã tạo áp lực rất lớn đối với việc điều hành chính sách tiền tệ.

Một loạt bài toán khó đặt ra cho ngành ngân hàng.

Thứ nhất, làm thế nào để điều hành chính sách tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP đã đang ở ngưỡng cảnh báo.

Thứ hai, làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đồng USD tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Hoa Kỳ…

Thứ ba, làm thế nào ổn định được thị trường tiền tệ và thanh khoản hệ thống khi chịu tác động bởi sự cố SCB và niềm tin thị trường suy giảm.

Trong bối cảnh rất khó khăn đó, năm 2022 ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng, góp phần củng cố nền tảng vĩ mô, đó là: góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp (3,15%), tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao (8,02%); thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định (VND đến ngày 27/12 mất giá khoảng 3,8%), mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1%/năm, mức biến động này thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực.

Đặc biệt, trong kỳ báo cáo tháng 11/2022, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ, đồng thời, đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN.

“Kết quả năm 2022 cho thấy sự ứng phó linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến tình hình, cân nhắc thời điểm, liều lượng phù hợp của từng công cụ, giải pháp đã có thể hóa giải các bài toán khó nêu trên”, Thống đốc khẳng định.

Bên cạnh đó, việc điều hành chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống, một loạt các nhiệm vụ, giải pháp được NHNN triển khai toàn diện như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đặc biệt NHNN đã trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền tại một kỳ họp; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và hiện đang trong quá trình triển khai.

Việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số; công tác đối ngoại, truyền thông, phân tích dự báo, phát hành kho quỹ và nhiều mặt hoạt động khác tiếp tục được triển khai tích cực, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của toàn ngành ngân hàng trong năm qua.

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu lớn trong năm 2023

Năm 2023 còn nhiều khó khăn thách thức, trên thế giới thế giới vẫn còn có “lửa” cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukaraine chưa biết bao giờ kết thúc. Bên cạnh đó, biến động thị trường tài chính vẫn tiếp diễn, trong khi đó nền tài chính Việt Nam thường có độ trễ. “Trước mắt, qua theo dõi, hiện nay, lạm phát đang tăng rất nhanh”, Thống đốc nói.

Đánh giá nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong năm nay rất khó khăn, vì vậy, tư lệnh ngành ngân hàng cho biết, trong công tác tổ chức, xây dựng, định hướng chỉ tiêu của ngành sẽ đưa ra những những giải pháp, chính sách nhằm kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ chính trị lớn nhất.

Cụ thể, NHNN tiếp tục bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành thận trọng, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng; điều tiết tiền tệ hợp lý, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách tín dụng cho người nghèo, người có thu nhập thấp, mua nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội…

Triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”. Trong đó, đẩy mạnh xử lý nợ xấu; tăng cường công tác thanh tra và nâng cao hiệu quả công tác giám sát an toàn vĩ mô và vi mô; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các tổ chức tín dụng...

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, các văn bản dưới luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững.

Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động ngân hàng để áp dụng các mô hình kinh doanh mới và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng...

Theo Kinh doanh

https://vnbusiness.vn/ngan-hang/vuot-bien-dong-de-on-dinh-thi-truong-tien-te-1090272.html

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

16/10/2023

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke