Friday, 26/04/2024

Vỡ phương án tài chính BOT cầu Bạch Đằng: Ngân hàng và Chủ đầu tư rơi thế kẹt

11:00 24/03/2021

Kinh Tế Số Việt Nam Online Sau hơn 1 năm thu phí, đến hết tháng 4/2020, doanh nghiệp dự án BOT cầu Bạch Đằng đã không còn khả năng chi trả và đứng trước nguy cơ phá sản. Việc này, đẩy Chủ đầu tư và ngân hàng cho vay đều rơi vào thế kẹt.

VietinBank loay hoay với khối nợ xấu hàng nghìn tỷ đồng

Dự án BOT xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao là một trong những công trình cầu vượt sông lớn nhất Việt Nam do UBND tỉnh Quảng Ninh là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có chiều dài 5,4 km bao gồm cả đường dẫn, rộng 25 m, thiết kế 4 làn xe.

Dự án được khởi công tháng 9/2014 với tổng chiều dài 5,3km, tổng vốn đầu tư hơn 7.277 tỷ đồng, trong đó phần vốn chủ sở hữu và vốn đầu tư là 6.789 tỷ đồng. Các nhà đầu tư tại Dự án này là Trung Nam Group, Phúc Lộc – Cường Thịnh Thi - Cienco1 - Cái Mép; Công Thành - Phương Thành; Tập đoàn SE (Nhật Bản).

Theo giấy chứng nhận đầu tư cấp ngày 11/10/2015 do Bộ kế hoạch đầu tư cấp, dự án BOT cầu Bạch Đằng vốn chủ sở hữu là 855 tỷ đồng (chiếm 11,02% tổng vốn đầu tư của dự án); vốn vay là 6.905,637 tỷ đồng (chiếm 88,98% tổng vốn đầu tư của dự án).

Tháng 3/2016, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (VietinBank) – Chi nhánh Ba Đình đã ký Hợp đồng tín dụng với Công ty cổ phần BOT cầu Bạch Đằng. Theo đó, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam cam kết cho vay tổng giá trị không vượt quá 6.397 tỷ đồng để thực hiện dự án BOT cầu Bạch Đằng.

Đến ngày 1/9/2018, Dự án cầu Bạch Đằng chính thức thông xe, bắt đầu thu phí từ ngày 15/10 với mức giá từ 35.000 đồng đến 180.000 đồng tùy từng phương tiện.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2019 đến nay dự án thu không đủ trả lãi ngân hàng. Theo lý giải của Chủ đầu tư: "Do doanh thu không đủ để trả lãi vay ngân hàng nên doanh nghiệp dự án đang phải sử dụng vốn tự có để bù đắp khoản lãi vay là 320 tỷ đồng và dự kiến phải chi thêm cho mỗi tháng tiếp theo khoảng 22 tỷ đồng/tháng".

Theo hồ sơ mà VietnamFinance ghi nhận, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam không chỉ cho vay số vốn khủng dự án BOT cầu Bạch Đằng mà phần cổ phần góp vốn của Công ty liên danh trong dự án nói trên tiếp tục được Ngân hàng nhận thế chấp và cho vay. Đây được xem là cái bắt tay toàn diện Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam với chủ đầu tư trong dự án trên.

Dấu hỏi năng lực tài chính của Chủ đầu tư?

Trước đó, để tránh tình trạng "tay không bắt giặc" tại các BOT, khi chủ đầu tư chỉ cần góp trên 10% là được cấp giấy chứng nhận đầu tư theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP (NĐ 15). Vì bất cập này đã có kiến nghị đề xuất tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư góp vào dự án PPP được đề xuất tăng từ 10 - 15% hiện nay lên 20 - 25%.

Tuy nhiên, đối với tỷ lệ rất thấp là trên 10% vốn góp của chủ sở hữu của các chủ đầu tư dự án BOT cũng không thực chất. Đơn cử như trong dự án BOT Cầu Bạch Đằng nói trên, liên danh góp 855 tỷ đồng chiếm 11,02% tổng vốn đầu tư của dự án còn lại là vốn vay là 6.905,637 tỷ đồng (chiếm 88,98% tổng vốn đầu tư của dự án).

Sau đó, nhiều Công ty liên danh trong dự án nói trên tiếp tục thế chấp phần vốn góp vào chính Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình.

Cụ thể, tháng 4/2016, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam đã thế chấp toàn bộ phần vốn góp vào dự án trên vào Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam. Theo đó, tài sản Công ty Trung Nam thế chấp là Tài Sản Thế Chấp theo quy định tại Hợp đồng thế chấp bao gồm các tài sản là: Toàn bộ 12.800.000 (Mười hai triệu tám trăm ngàn) cổ phần mệnh giá 10.000 (mười nghìn) đồng do Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng có đăng ký kinh doanh số 5701745391 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 20/01/2015, địa chỉ: Đầm Nhà Mạc, Xã Liên Vị, Thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh phát hành thuộc sở hữu của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam.

Các quyền, quyền sở hữu, lợi ích, lợi tức, các khoản thanh toán mà Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam có thể có được phát sinh từ 12.800.000 (Mười hai triệu tám trăm ngàn) cổ phần nêu trên.

Sau đó, tháng 11/2016, tài sản thế chấp của HĐ tín dụng nói trên được đổi thành toàn bộ 13.680.000 (Mười ba triệu sáu trăm tám mươi ngàn) cổ phần mệnh giá 10.000 (mười nghìn) đồng do Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng có đăng ký kinh doanh số 5701745391 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 20/01/2015, thay đổi lần 1 ngày 06/05/2016, địa chỉ: Đầm Nhà Mạc, Xã Liên Vị, Thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh phát hành thuộc sở hữu của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam. Các quyền, quyền sở hữu, lợi ích, lợi tức, các khoản thanh toán mà Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam có thể có được phát sinh từ 13.680.000 (Mười ba triệu sáu trăm tám mươi ngàn) cổ phần nêu trên.

Tương tự với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc cũng thế chấp toàn bộ 8.550.000 (Tám triệu năm trăm năm mươi ngàn) cổ phần mệnh giá 10.000 (mười nghìn) đồng do Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng có đăng ký kinh doanh số 5701745391 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 20/01/2015, thay đổi lần 1 ngày 06/05/2016, địa chỉ: Đầm Nhà Mạc, Xã Liên Vị, Thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh phát hành thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc. Các quyền, quyền sở hữu, lợi ích, lợi tức, các khoản thanh toán mà Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc có thể có được phát sinh từ 8.550.000 (Tám triệu năm trăm năm mươi ngàn) cổ phần nêu trên tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình.

Tương tự, nhiều Công ty khác nằm trong liên danh nói trên là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi, Công ty CP Đầu tư Cái Mép, Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1- Công ty CP (Cienco 1), Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành cũng thế chấp cổ phần là phần vốn góp vào dự án BOT cầu Bạch Đằng vào Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình.

Đáng chú ý, tổ chức kinh tế thực hiện dự án là Công ty cổ phần BOT cầu Bạch Đằng cũng thế chấp các quyền tài sản phát sinh và được quy định tại Hợp đồng Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao Dự án “Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến theo hình thức BOT” (“Dự án”) số 89/2015/HĐ-BOT ngày 26/12/2015 ký giữa UBND tỉnh Quảng Ninh, Liên danh Nhà đầu tư: Phúc Lộc – Cái Mép – Cường Thịnh Thi – Cienco1- Trung Nam Group – Công Thành – Phương Thành – Tập đoàn SE Nhật Bản và Doanh nghiệp Dự án: Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng (“Hợp đồng BOT”) và các văn bản sửa đổi, bổ sung liên quan (nếu có) mà Bên thế chấp sẽ ký với các Tổ chức/Cá nhân sau thời điểm ký Hợp đồng thế chấp, bao gồm nhưng không giới hạn các quyền sau: Quyền thu phí và toàn bộ nguồn thu từ các trạm thu phí của Dự án, công trình phụ trợ, máy móc thiết bị hình thành từ Dự án thuộc quyền khai thác, vận hành của Chủ đầu tư trong thời gian khai thác thu hồi vốn đầu tư như quy định tại Hợp đồng BOT và các văn bản sửa đổi, bổ sung liên quan (nếu có). Các hợp đồng bảo hiểm và tiền thu được từ các hợp đồng bảo hiểm tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình.

Như vậy, Công ty cổ phần BOT cầu Bạch Đằng và các Công ty nằm trong liên danh đã thế chấp số cổ phần đầu tư vào dự án BOT Bạch Đằng vào chính Ngân hàng cho vay dự án trên là Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình. Điều này cho thấy năng lực thực chất của chủ đầu tư dự án nói trên cần đặt dấu hỏi.

Trong bối cảnh dự án khó khăn vì hụt thu như hiện nay, nếu trong trường hợp xấu nhất doanh nghiệp dự án - Công ty cổ phần BOT cầu Bạch Đằng cùng các nhà đầu tư Dự án BOT xây dựng cầu Bạch Đằng phá sản doanh nghiệp như thông tin các doanh nghiệp này đưa ra khi cầu cứu Thủ Tướng thì Viettinbank sẽ phải chịu áp lực cả phần cho vay dự án mà cả phần cho vay thế chấp cổ phần hàng trăm tỷ ngân hàng này cũng phải gánh chịu.

Từ việc rót vốn và thế chấp tài sản của Công ty cổ phần BOT cầu Bạch Đằng và các Công ty nằm trong liên danh có thể khẳng định nếu dự án nói trên không có lãi thì toàn bộ nợ xấu Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam sẽ phải gánh. Lưu ý, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam là ngân hàng vốn nhà nước chiếm trên 50%.

Qua đây, cho thấy không chỉ năng lực thẩm định dự án, năng lực tài chính của ngân hàng đối với chủ đầu tư có vấn đề mà ngay cả UBND TP Quảng Ninh cũng có trách nhiệm liên đới trong việc chấp thuận dự án nói trên.

Theo VietNamFinance

 

 

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

23/04/2024

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke