Sunday, 28/04/2024

Về Huế tìm ‘dấu Trịnh’

13:46 01/04/2021

Kinh Tế Số Việt Nam Online Tròn 20 năm nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn rời cõi thế. Với Huế, "dấu vết" Trịnh vĩnh viễn không phai mờ theo thời gian. Dòng Hương, khung trời cố đô, những con đường, nơi chốn hẹn hò, thành quách rêu phong, tháp cổ trầm ưu... vẫn cứ thế tồn tại trong đời thực này và trong nhạc Trịnh mãi mãi.

Xứ Huế là quê hương của Trịnh Công Sơn, cũng là nơi chất chứa nhiều kỷ niệm về tình yêu thời trai trẻ. Nơi đây tràn đầy cảm hứng để nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh sáng tác nên nhiều tác phẩm âm nhạc để đời.
Trịnh Công Sơn người làng Minh Hương (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế). Hương Vinh cũng là nơi có phố cổ Bao Vinh nổi tiếng lâu nay.
Từ Bao Vinh ngược dòng Hương, đến vùng đất ven sông gần “chợ Đông Ba cầu Gia Hội” ngày nay là con phố Trịnh (đường Trịnh Công Sơn, thuộc phường Phú Cát, TP Huế).
Đường Phan Đăng Lưu (phường Phú Hòa, TP Huế), nằm không xa “phố Trịnh” (đường Trịnh Công Sơn) là nơi gia đình nhạc sĩ họ Trịnh từng sinh sống.
Dốc Bến Ngự (Huế) cũng là nơi đi về một thuở thiếu thời của Trịnh.
Nhưng nơi có lẽ ghi đậm dấu ấn về Trịnh nhất tại Huế là căn gác nhỏ ở đường Nguyễn Trường Tộ (phường Vĩnh Ninh, TP Huế).
Nhiều sáng tác nổi tiếng của Trịnh như Diễm Xưa, Tuổi đá buồn, Hạ trắng, Lời buồn thánh… được cho là đã ra đời tại đây, gắn với những mối tình liêu trai, như mộng như thực của Trịnh, khiến hậu thế cho đến giờ vẫn còn tốn biết bao giấy mực để viết về nó.
Ngày nay, căn gác xưa mà Trịnh từng có thời “ở trọ trần gian” đã trở thành “Không gian Gác Trịnh”, là nơi để tưởng niệm người nhạc sĩ tài hoa.
Bên kia gác Trịnh, qua khỏi dòng sông An Cựu hiền hòa “nắng đục mưa trong” là nhà thờ Phủ Cam - nơi từng đi vào trong những tình khúc nổi tiếng của Trịnh Công Sơn.
Phía bờ Bắc sông Hương lâu nay có một con đường khi đi vào nhạc Trịnh (bài hát Mưa hồng) có tên là “đường phượng bay” như một giai thoại. Có nhiều giả thiết về vị trí thực của con đường này. Một trong những giả thiết về “đường phượng bay” là đường phố Lê Duẩn đi qua trước di tích Kỳ đài, Phu Vân Lâu ngày nay.
Nhưng cũng có giả thiết khác cho rằng, đường Đoàn Thị Điểm trong Kinh thành Huế ngày nay chính là “đường phượng bay” đã đi vào nhạc Trịnh.

Dù không gọi tên đích danh, nhưng dòng Hương vẫn luôn là nơi chốn không thể thiếu trong âm nhạc Trịnh Công Sơn.
Thành quách, lầu đài, Kinh thành Huế cũng là nơi tương tự như vậy…

Theo Ngọc Văn/ Tiền phong

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

23/04/2024

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke