Saturday, 20/04/2024

Ứng dụng nhắn tin miễn phí liệu có tốt hơn phiên bản Zalo thu phí?

14:36 02/08/2022

Kinh Tế Số Việt Nam Online Sau câu chuyện Zalo thu phí người dùng, nhiều người Việt cho biết sẽ bỏ Zalo và chuyển sang sử dụng các ứng dụng nhắn tin miễn phí. Tuy nhiên, bất cứ ứng dụng nhắn tin nào cũng tồn tại những vấn đề riêng của chúng.

Messenger: Nghi ngại về quyền riêng tư

Facebook Messenger có lẽ là một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất tại Việt Nam. Sự phổ biến của Messenger phần nhiều do đây là ứng dụng nhắn tin được đính kèm với Facebook - mạng xã hội nhiều người sử dụng nhất thế giới. 

Hiện Messenger đang cung cấp dịch vụ miễn phí. Mặc dù vậy, người dùng của ứng dụng này thường xuyên phải chứng kiến sự hiện diện của nhiều thông tin quảng cáo đính kèm. 

Sau khi Zalo thu phí người dùng, nhiều người sử dụng ứng dụng này đang có dự định đổi sang các app nhắn tin mới. Ảnh: Trọng Đạt

Cũng giống như Facebook, cách kiếm tiền của Messenger dựa trên việc thu thập các dữ liệu về hành vi, thói quen của người dùng. Do vậy, không phải ai cũng thích dùng Messenger bởi những lo ngại về vấn đề quyền riêng tư và bảo mật. 

Điều này là có cơ sở bởi chính Facebook cũng từng dính tới nhiều bê bối liên quan đến việc mua bán dữ liệu người dùng. Cả Facebook và Messenger đều bị nghi ngờ có khả năng thu thập dữ liệu dựa trên việc nghe lén. Mặc dù vậy, thông tin trên luôn bị bản thân Mark Zuckerberg cũng như Facebook phủ nhận.

Telegram: Bảo mật nhưng nhiều "rác"

Telegram là ứng dụng nhắn tin được phát triển và ra mắt vào năm 2013 bởi hai anh em người Nga Nikolai và Pavel Durov. Trước đó, cặp đôi đã thành lập trang mạng xã hội VK của Nga. Theo số liệu của Business of App, Telegram hiện có khoảng 500 triệu người sử dụng hàng tháng ở khắp thế giới. 

Telegram là ứng dụng nhắn tin tập trung vào tốc độ và bảo mật. Ứng dụng này được miêu tả là siêu nhanh, đơn giản và miễn phí. Với Telegram, bạn có thể gửi tin nhắn, hình ảnh, video, file (bất kỳ loại nào từ doc, zip đến mp3...) cũng như tạo group lên tới 200.000 người.

Telegram giống như sự kết hợp giữa SMS và email. Bạn có thể gửi tin nhắn cho các số điện thoại có trong danh bạ, tìm người dùng theo username của họ. Người dùng cũng có thể sử dụng Telegram cùng lúc trên nhiều thiết bị. Tin nhắn được đồng bộ đồng thời trên cả điện thoại, máy tính bảng hay máy tính.

Telegram hỗ trợ file đính kèm có dung lượng lên đến 2GB. Đây là tính năng mà Telegram gần như đánh bại tất cả các ứng dụng nhắn tin khác. Một điểm mạnh khác của ứng dụng nhắn tin này là khả năng bảo mật, nhờ nội dung thông tin được mã hóa. 

Người dùng Telegram thường xuyên bị thêm vào các group lạ. Ảnh: Trọng Đạt

Ở chiều ngược lại, vấn đề của Telegram chính là có quá nhiều rác trên nền tảng. Tính năng mặc định của ứng dụng cho phép những người trong cùng một nhóm chat có thể mời người khác vào nhóm lạ. Đây chính là lỗ hổng thường xuyên bị kẻ xấu lợi dụng để tung tin nhắn rác nhằm mục đích quảng cáo và lừa đảo.

Giới chủ Telegram từng nhiều lần lên tiếng khẳng định, ứng dụng này không bao giờ bán quảng cáo hay bán dữ liệu người dùng. Tuy vậy, sau nhiều năm bảo lưu quan điểm này, vào năm ngoái, Telegram đã lần đầu tiên bán quảng cáo trên ứng dụng của mình. 

Viber: Cộng đồng nhỏ hẹp

Bên cạnh Zalo, Messenger và Telegram, Viber là một ứng dụng nhắn tin khác được nhiều người biết đến. Dù xuất hiện tại Việt Nam từ khá sớm, thế nhưng so với các đối thủ kể trên, Viber có ít người sử dụng hơn bởi khá kén người dùng. 

Yếu điểm của Viber nằm ở việc thiếu sự liên kết với các yếu tố xã hội. Ứng dụng nhắn tin này không có mạng xã hội của riêng mình. Hệ thống các sticker của Viber cũng khá đơn điệu và ít yếu tố địa phương hóa. 

Có lẽ đây là những lý do chính khiến ở Việt Nam, Viber thường ít được sử dụng bởi nhóm người dùng trẻ. Thay vào đó, nhóm đối tượng sử dụng Viber tại Việt Nam thường liên quan nhiều đến yếu tố công việc.

Trong thời gian qua, ứng dụng đã phần nào khắc phục được các nhược điểm trên bằng cách chú trọng hơn vào việc phát triển các nhóm chat, theo cách mà Telegram đã làm. Tuy vậy, điều mà ứng dụng này khó thay đổi chính là thói quen của người sử dụng. 

Tập khách hàng không đủ lớn chính là rào cản đối với sự phát triển của Viber tại thị trường Việt Nam. Sẽ rất khó để thuyết phục một người mới sử dụng Viber thường xuyên khi họ lên ứng dụng nhưng không thể tìm thấy bạn bè mình. 

Ngoài các tính năng nhắn tin như một ứng dụng chat thông thường. Điểm mạnh thường được biết đến của Viber là chất lượng cuộc gọi. Ứng dụng này cũng cung cấp cả tính năng gọi thoại đến những người không cài đặt Viber, bất kể người đó ở quốc gia nào. Tuy vậy, người sử dụng sẽ phải đóng phí thuê bao để được thực hiện những cuộc gọi đó. 

Theo báo Việt Nam Net

https://vietnamnet.vn/ung-dung-nhan-tin-free-lieu-co-tot-hon-zalo-thu-phi-nguoi-dung-2045591.html

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

16/10/2023

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke