Friday, 19/04/2024

Tiền Giang: Bí quyết trồng trái đặc sản ví như “Vua vitamin C”, lão nông xứ Gò Công thu tiền tỷ

11:13 09/09/2021

Kinh Tế Số Việt Nam Online Ở cái tuổi quá 80, nhưng lão nông xứ Gò Công Ba Muốn (Nguyễn Văn Muốn, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) vẫn thu nhập tiền tỷ mỗi năm, nhờ trồng sơ ri sạch, một loại trái cây đặc sản của Tiền Giang.

Hiện, lão nông Ba Muốn trồng sơ ri VietGAP với diện tích 3,3ha. Đây là một trong những vườn sơ ri lớn nhất xứ Gò Công.

Thu hoạch sơ ri tại vườn của ông Ba Muốn (xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Ảnh: Trần Đáng.

Bí quyết trồng sơ ri sạch bán luôn được giá cao

Theo ông Nguyễn Văn Qúi - Trưởng phòng NNPTNT huyện Gò Công Đông - ở xứ Gò Công, ông Ba Muốn là một trong những nông dân trồng sơ ri giỏi nhất.

Giá sơ ri của ông Ba Muốn luôn được thương lái mua cao hơn các nông dân khác.

Nguyên nhân chủ yếu là do trái sơ ri của ông Ba Muốn trồng có vỏ cứng, giúp hạn chế trái dập nát, vận chuyển được xa.

Ông Ba Muốn cho biết, cây sơ ri dễ trồng, chăm sóc dễ, thích hợp mọi điều kiện mưa, nắng. Tuy nhiên, để trái sơ ri có gía trị kinh tế cao cần có thêm những yếu tố khác.

Theo ông Ba Muốn, ở xứ Gò Công có 4 xã trồng sơ ri tốt nhất, gồm: Tân Tây, Tân Đông, Bình Nhị và Bình Ân.

"Đất ở các xã này có sự pha trộn của phèn chua và phèn mặn giúp vỏ trái sơ ri cứng hơn các nơi khác trồng" - ông Ba Muốn thổ lộ.

Tuy nhiên, ông Ba Muốn bộc lộ thêm, việc chủ yếu dùng phân chuồng trong quá trình trồng sơ ri, cũng giúp vỏ sơ ri cứng cáp.

Trong khi nhiều nông dân ở xứ Gò Công trồng sơ ri trên mặt ruộng, ông Ba Muốn cho đắp mô trồng sơ ri. Mỗi mô đất có chiều ngang 1m, chiều cao 30cm.

Nửa tháng sau khi trồng sơ ri, ông Ba Muốn cho bón phân để cây tăng sức phát triển.

Ông Ba Muốn chia sẻ kỹ thuật trồng sơ ri cho vỏ cứng. Ảnh: Trần Đáng.

7, 8 tháng sau, khi cây sơ ri bắt đầu ra bông, cho trái chiến, ông Ba Muốn bón đậm phân chuồng cho cây.

"Cây sơ ri rất chịu phân chuồng. Phân chuồng làm cho vỏ sơ ri cứng cáp. Kết hợp yếu tố đất sẽ cho trái sơ ri có giá trị kinh tế cao nhất" - ông Ba Muốn khẳng định.

Hiện, ông Ba Muốn trồng 3 loại giống sơ ri, là: sơ ri nội địa, sơ ri ngọt và sơ ri Brazil. Tuy nhiên, giống sơ ri Brazil chiếm chủ yếu.

Ông Ba Muốn cho biết, về năng suất, giống sơ ri Brazil cao gấp 4 lần sơ ri nội địa và gấp 6 lần sơ ri ngọt.

Mỗi năm, sơ ri cho thu hoạch 8 vụ. Mỗi vụ kéo dài 25 - 27 ngày.

"Phải để cây sơ ri ra trái tự nhiên. Nông dân không được ép cây ra trái. Nếu ép, cây sơ ri sẽ mất sức. Khi đó phải một thời gian cây mới cho trái lại", ông Ba Muốn chia sẻ.

Trồng sơ ri thu tiền tỷ

Nông dân ở đất Gò Công trồng sơ ri có gần 100 năm nay. Lúc đầu, do trái cho màu sắc đẹp, nông dân trồng sơ ri làm kiểng.

Tuy nhiên, khi nhận thấy được giá trị kinh tế trái sơ ri, nông dân đã trồng sơ ri thành vườn trái cây.

Giá trái sơ ri có lúc thăng trầm. Có khi nông dân hạ đốn hàng loạt vườn sơ ri. Nhưng, ông Ba Muốn chưa bao giờ hạ một cây sơ ri nào.

Trái sơ ri của ông Ba Muốn không chỉ to, mộng nước mà còn có vỏ cứng được thương lái rất thích thu mua. Ảnh: Trần Đáng.

"Tôi chưa chặt cây sơ ri nào. Với hơn 3ha trồng sơ ri, chặt thì biết trồng cây gì trên diện tích như thế này", ông Ba Muốn bộc bạch.

Thay vì chặt sơ ri khi giá thấp, ông Ba Muốn lại dốc vốn đầu tư nâng chất trái sơ ri.

Từ trồng sơ ri theo truyền thống, ông Ba Muốn chuyển sang trồng sơ ri theo chuẩn VietGAP bán trái sơ ri cho công ty.

Hiện, mỗi ngày ông Ba Muốn thu hoạch 3 – 4 tấn trái sơ ri. Với sản lượng thu hoạch này, ông Ba Muốn luôn có 30 nhân công thu hoạch và sơ chế trước khi bán sơ ri cho công ty.

Theo ông Qúi, do thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống, dịch Covid-19, hiện giá sơ ri tại vườn khoảng 5.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, theo nhiều nông dân trồng sơ ri, với giá sơ ri này nông dân cũng đã có lời.

Hiện, tỉnh Tiền Giang có khoảng 270ha cây sơ ri, sản lượng hơn 5.382 tấn/năm, năng suất bình quân 20 tấn/ha. Riêng, huyện Gò Công Đông có hơn 160ha cây sơ ri.

Sơ ri Gò Công đã được cấp chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể số 77327 cho sản phẩm sơ ri Gò Công.

Cây sơ ri là 1 trong 7 loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Tiền Giang. Ngoài tiêu thụ nội địa, sơ ri còn xuất khẩu sang các nước: Nhật, Singapore…

Nhân công sơ chế sơ ri trước khi xuất bán. Ảnh: Trần Đáng.

Trái sơ ri được mệnh danh là "vua vitamin C". Hàm lượng vitamin C của trái sơ ri cao gấp 30 lần trong cam, chanh.

Theo Dân Việt

https://danviet.vn/tien-giang-bi-quyet-trong-trai-dac-san-vi-nhu-vua-vitamin-c-lao-nong-xu-go-cong-thu-tien-ty-20210901161938076.htm

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

16/10/2023

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke