Friday, 03/05/2024

Renault Samsung Motors tạm dừng sản xuất tại Busan vì thiếu chip

22:17 18/07/2021

Kinh Tế Số Việt Nam Online Renault Samsung sẽ ngừng sản xuất ô tô tại nhà máy ở Busan, Hàn Quốc trong hai ngày, bắt đầu từ thứ Hai, do thiếu chip.

Đây là lần đầu tiên nhà máy của Renault Samsung ở Busan, thành phố cảng cách Seoul 453 km về phía đông nam, ngừng hoạt động do thiếu chip, trong khi các đối thủ Hyundai Motor, Kia và GM ở Hàn Quốc đã có lúc tạm ngừng hoặc giảm sản lượng trong năm nay.

“Sản xuất tạm ngừng do tình trạng thiếu chip kéo dài trên toàn cầu”, một lãnh đạo của Renault Samsung Motors nói với hãng tin Hàn Quốc Yonhap hôm chủ Nhật.

Các nguồn tin trong ngành cho biết để công tác bán hàng đối với dòng xe XM3 SUV tại thị trường châu Âu, hiện đang diễn ra rất tốt, không bị cản trở, lãnh đạo và đại diện người lao động ở Renault Samsung sẽ đẩy nhanh đàm phán một thỏa thuận tiền lương khi nhà máy Busan hoạt động trở lại vào thứ Tư. Bất ổn lao động, trong đó có đình công, là vấn đề khiến hãng này đau đầu thời gian gần đây.

Tất cả các mẫu SUV XM3 đang được bán khắp thế giới, trừ ở Nga, được sản xuất tại nhà máy Busan.

Theo dữ liệu Renault Group công bố hôm thứ Sáu, khoảng 20.000 chiếc SUV XM3 đã được bán tại 28 quốc gia châu Âu, trong đó có Pháp, từ tháng 3 đến tháng 6.

Tình trạng thiếu hụt chip được dự báo sẽ kéo dài sang năm 2022, và ngành ô tô đang là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Cuối tháng 6, Ford công bố họ sẽ ngừng hoạt động hoặc giảm sản lượng ở tám nhà máy, trong đó có sáu ở Mỹ, trong những khoảng thời gian khác nhau của tháng 7 và sang đầu tháng 8 do thiếu chip, theo CNBC.

Trong số các sản phẩm bị ảnh hưởng có Ford F-150, Ford Bronco Sport, Ford Mustang và Ford Explorer.

Đợt cắt giảm này là đợt mới nhất đối với Ford. Hãng này dự báo mất 2,5 tỷ USD thu nhập và khoảng 1,1 triệu xe không sản xuất được trong năm nay vì thiếu chip.

Theo công ty tư vấn AlixPartners, thiếu hụt chip có thể khiến ngành công nghiệp ô tô toàn cầu mất 110 tỷ USD doanh thu năm 2021.

Đài Loan và Hàn Quốc hiện thống trị ngành sản xuất chất bán dẫn, chuyển trọng tâm của ngành này từ Mỹ, nơi phần lớn công nghệ đã từng được phát minh, sang châu Á, nơi hơn 2/3 chip tiên tiến hiện được sản xuất.

Nhật Bản, Mỹ, EU và Trung Quốc đang ráo riết thu hút đầu tư cho sản xuất chất bán dẫn, coi đây là hướng đi quan trọng giúp “đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia”.

Theo Nhà Đầu tư

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

23/04/2024

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke