Monday, 29/04/2024

Những doanh nhân trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV là ai?

11:06 11/06/2021

Kinh Tế Số Việt Nam Online Trong số 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XV, có nhiều người là lãnh đạo các công ty, hiệp hội doanh nghiệp. Đây đều là những doanh nhân có uy tín cao trong cộng đồng kinh doanh.

Chiều 10/6, Hội đồng bầu cử Quốc gia họp báo, công bố danh sách 499 đại biểu Quốc hội. Trong số này, nhiều doanh nhân - đại diện cho các doanh nghiệp khu vực Nhà nước, tư nhân và hiệp hội doanh nghiệp đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Nhadautu.vn giới thiệu tiểu sử sơ lược các doanh nhân trúng cử Quốc hội khóa XV.

Ông Lê Mạnh Hùng. Ảnh: PVN.

Doanh nhân Lê Mạnh Hùng

Ông Lê Mạnh Hùng, sinh năm 1973, tại Hưng Yên và tốt nghiệp Đại học Bách khoa với bằng kỹ sư Công nghệ tổng hợp hóa dầu và hữu cơ. Năm 2003, ông Hùng lấy bằng thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ hoá dầu ở Đại học Bách khoa Hà Nội. Đến năm 2008, ông Hùng trở thành tiến sỹ chuyên ngành hóa dầu và xúc tác hữu cơ.

Trong sự nghiệp của mình, ông Lê Mạnh Hùng đã có bề dày kinh nghiệm trong ngành dầu khí. Cụ thể, năm 2000, ông làm kỹ sư công nghệ tại Công ty Liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt Nga. Tới giai đoạn 2001-2005, ông Hùng là kỹ sư công nghệ, khối kỹ thuật, thuộc Tổng công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC).

Ông Hùng cũng có một năm công tác tại Ban Chế biến Dầu khí, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trước khi về làm nhiệm vụ tại Vụ Dầu khí, Văn phòng Chính Phủ từ năm 2006-2007. Sau đó, ông Hùng được điều động trở lại Phó trưởng ban Chế biến dầu khí.

Năm 2009, ông được bầu làm Phó tổng giám đốc Công ty Liên doanh hóa dầu Long Sơn, trưởng Ban quản lý dự án Cụm khí điện đạm Cà Mau. Đến năm 2011, ông được bầu làm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC).

Từ năm 2011-2013, ông Hùng lần lượt giữ các chức vụ Trưởng ban quản lý dự án đến Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC). Ông là người có vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý công tác xây dựng, sản xuất của Nhà máy Đạm Cà Mau.

Năm 2013, ông Hùng được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc PVN, phụ trách các lĩnh vực: công nghiệp lọc hóa dầu; công nghiệp khí, các dự án điện khí; công tác an toàn - sức khỏe - môi trường; công tác quản lý chất lượng và công nghệ thông tin của tập đoàn.

Từ năm 2019 đến nay, ông giữ chức thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc PVN.

Ông Nguyễn Như So. Ảnh: PLVN.

Doanh nhân Nguyễn Như So

Ông Nguyễn Như So sinh 23/8/1957 tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Ông từng có quãng thời gian 15 năm phục vụ trong quân đội. Sau khi xuất ngũ và lấy được tấm bằng cử nhân kinh tế, năm 1988, ông được điều về làm Phó Giám đốc Công ty Vật tư Hà Bắc.

Năm 1996, khi đang làm tốt công việc thì ông được tỉnh điều chuyển về làm Giám đốc Công ty Dâu tằm tơ Hà Bắc - một doanh nghiệp làm ăn bết bát và đang nằm trong diện giải thể. Thời điểm đấy, Công ty Dâu tằm tơ Hà Bắc sắp phá sản. Khi ông So về, tỉnh đổi tên doanh nghiệp này thành Công ty Nông sản Bắc Ninh.

Dưới sự lãnh đạo của ông So, Công ty Nông sản Bắc Ninh dần phát triển. Năm 2008, Công Nông sản Bắc Ninh được đổi tên thành Công ty Cổ phần Dabaco Việt Nam, cổ phiếu của công ty cũng chính thức được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ngày 26/3/2011, đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam.

Đến nay, sau 25 năm, Dabaco là một trong số ít doanh nghiệp hoạt động trong toàn bộ chuỗi giá trị khép kín của ngành công, nông nghiệp thực phẩm, 3F - sạch từ trang trại, nhà máy tới bàn ăn, sở hữu hệ thống trên 60 đơn vị thành viên.

Ông Nguyễn Quang Huân. Ảnh: Halcom

Doanh nhân Nguyễn Quang Huân

Ông Nguyễn Quang Huân sinh năm 1964 tại Thái Bình. Về trình độ học vấn, ông có bằng kỹ sư cơ khí, kỹ sư quản trị kinh doanh của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ngoài ra, ông tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh của Đại học California Mirama (Mỹ) và có chứng chỉ sau đại học về quản lý ngành nước và môi trường của trường Đại học Bách Khoa Tampere (Phần Lan).

Doanh nhân Nguyễn Quang Huân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp, thoát nước và phát triển hạ tầng. Triết lý kinh doanh của ông là “Không săn lùng lợi nhuận bằng mọi cách”.

Ông từng nắm giữ nhiều vị trí cấp cao ở các đơn vị như Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Hà Long, Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE), Công ty TNHH Nước và Môi trường Đường Thành (W&E Lted.), Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Thăng Long,…

Là thành viên sáng lập và là người xây dựng, phát triển Công ty Halcom Việt Nam trong suốt 18 năm qua, ông Nguyễn Quang Huân chính thức ngồi ghế chủ tịch HĐQT của công ty này từ năm 2013 đến nay. 

Đáng chú ý, doanh nhân Nguyễn Quang Huân còn được biết đến là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam (khóa II), Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Ủy viên Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa IX).

Ông Lê Minh Chuẩn. Nguồn ảnh: Internet.

Doanh nhân Lê Minh Chuẩn

Ông Lê Minh Chuẩn sinh ngày 2/4/1965, quê quán Thái Bình, là một doanh nhân và chính trị gia. Ông tốt nghiệp Đại học Mỏ địa chất. Khi mới ra trường, ông Chuẩn có 2 năm làm công nhân hầm lò. Theo chu kỳ 3 năm, ông được thuyên chuyển lên một vị trí công tác mới, từ phó Quản đốc, quản đốc, phó phòng kỹ thuật trợ lý giám đốc, phó giám đốc, giám đốc.

Ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV TKV vào tháng 6/2014 trong thời hạn 5 năm. Tháng 6/2019, ông Chuẩn tiếp tục được tái bổ nhiệm chức vụ này.

Trước đó, vào tháng 5/2007, ông Lê Minh Chuẩn được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc TKV. Từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2014, ông giữ Tổng giám đốc TKV.

Đến năm 2016, ông Lê Minh Chuẩn đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021 tại Quảng Ninh.

Ông lần đầu trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Quảng Ninh gồm có TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ.

Tại TKV, ngoài chức vụ Chủ tịch HĐTV thì ông Lê Minh Chuẩn hiện còn là Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương; Phó chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Ông Phạm Đức Ấn. Ảnh: Báo Đầu tư.

Doanh nhân Phạm Đức Ấn

Ông Phạm Đức Ấn sinh năm 1970 tại Nghệ An, là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh - Đại học Kinh tế Quốc dân và Cử nhân Kế toán - Đại học Luật Hà Nội. Ông từng kinh qua các vị trí lãnh đạo cao cấp ở nhiều ngân hàng lớn như gân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng liên doanh Việt - Nga (VRB) và Agribank.

Cụ thể, ông Ấn từng có hơn 20 năm công tác tại BIDV với vị trí cao nhất là Phó Tổng Giám đốc BIDV. Đến năm tháng 8/2012 ông được biệt phái sang giữ vị trí Tổng Giám đốc VRB. 2 năm sau, ông Phạm Đức Ấn được điều động sang giữ vị trí thành viên Hội đồng thành viên Agribank, sau đó, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Agribank từ tháng 6/2014 đến cuối năm 2018.

Đầu năm 2019, ông Phạm Đức Ấn được bổ nhiệm là Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước, thời gian giữ chức vụ là 5 năm.

Đến tháng 4/2020, Ngân hàng Nhà nước đã bổ nhiệm ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank).

Bà Đỗ Thị Thu Hàng: Ảnh: Quốc hội.

Doanh nhân Đỗ Thị Thu Hằng

Bà Đỗ Thị Thu Hằng sinh năm 1971 tại Liêm Chung, Thanh Liêm, Hà Nam. Bà bắt đầu sự nghiệp tại Sonadezi từ năm 1992 với vị trí chuyên viên phòng tư vấn đầu tư. Gần 5 năm sau, bà được bổ nhiệm vào ban điều hành với chức vụ Phó giám đốc Xí nghiệp Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Biên Hòa 2 và tiếp tục tiến tới vị trí giám đốc vào năm 2000.

Giai đoạn từ năm 2000-2005, bà liên tục nắm giữ nhiều vị trí cấp cao ở Sonadezi như Giám đốc Xí nghiệp Hạ tâng Khu công nghiệp Gò Dầu, Giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ Khu công nghiệp Sonadezi, Giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ Quản lý Môi trường Sonadezi.

Đến cuối năm 2005, bà được bổ nhiệm vào ban quản trị của Sonadezi với tư cách là thành viên HĐQT. Chỉ hơn 2 năm sau, bà chính thức trở thành nữ chủ tịch HĐQT của Sonadezi.

Tưởng chừng đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp, bà Đỗ Thị Thu Hằng bất ngờ kiêm nhiệm thêm chức vụ Tổng giám đốc Sonadezi vào năm 2009 và trở thành hiện tượng của giới doanh nhân Đồng Nai khi nắm quyền tuyệt đối tại Sonadezi.

Là doanh nhân xuất sắc, bà Hằng đã được trao giải thưởng "Sao đỏ" năm 2008 và cúp "Bông Hồng Vàng" dành cho Nữ Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2010.

Tại thời điểm cuối năm 2020, bà Hằng nắm giữ tổng cộng hơn 261,83 triệu cổ phiếu SNZ, chiếm 69,544% vốn điều lệ của Sonadezi. Trong đó, bà đại diện sở hữu cho UBND tỉnh Đồng Nai hơn 261,8 triệu đơn vị và sở hữu cá nhân 27.200 đơn vị.

Về các hoạt động chính trị, được biết, nữ chủ tịch của Sonadezi gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1995. Bà từng là đại biểu Quốc hội khóa XIII và tái trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV (tỉnh Đồng Nai).

Bà Khương Thị Mai. Ảnh: Báo Nông nghiệp.

Doanh nhân Khương Thị Mai

Bà Khương Thị Mai sinh năm 1966 tại xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Bà có trình độ đại học chuyên ngành kế toán công nghiệp; đại học chuyên ngành chính trị.

Bà hiện là Giám đốc điều hành Công ty TNHH Nhôm Nam Sung Việt Nam, và là đại biểu HĐND tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2016-2021.

Ông Nguyễn Văn Cảnh. Ảnh: Quốc hội.

Doanh nhân Nguyễn Văn Cảnh

Ông Nguyễn Văn Cảnh sinh năm 1977, quê quán tại xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ông có trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, lý luận chính trị cao cấp và từng là Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Hiện ông là Giám đốc Khu du lịch Cửa Biển thuộc Công ty TNHH Dịch vụ - Du lịch Quốc Thắng; Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Phú Hiệp; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Việt Nam - Bỉ.

Doanh nhân Nguyễn Duy Thanh

Ông Nguyễn Duy Thanh sinh năm 1983, quê quán tại xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Ông có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng cầu đường; thạc sĩ chuyên ngành quản lý dự án và quản lý xây dựng.

Ông hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cà Mau; Tổng Giám đốc công ty TNHH xây dựng và trang trí nội thất Thanh Phương.

Bà Trần Thị Hiền. Ảnh: Quốc hội.

Doanh nhân Trần Thị Hiền

Bà Trần Thị Hiền sinh năm 1974, quê quán tại xã Thuỵ Lôi, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Bà có trình độ Đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh; Thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh và từng là Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Hiện tại, bà Trần Thị Hiền là Bí thư Chi bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối doanh nghiệp tỉnh Hà Nam; Chủ tịch Hội đồng quản tri,̣ Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển hạ tầng kỹ thuâṭ Hà Nam; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nữ doanh nhân tỉnh Hà Nam, Thành viên Hội đồng Trường Đại học Công đoàn.

Bà Nguyễn Việt Hà. Ảnh: Báo Công lý.

Doanh nhân Nguyễn Việt Hà

Bà Nguyễn Việt Hà sinh năm 1985, quê quán tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Bà có trình độ Thạc sĩ chuyên ngành luật và Lý luận chính trị Trung cấp. Bà Hà cũng là nữ doanh nhân trẻ tuổi nhất trúng cử lần này.

Bà Việt Hà hiện là Quản lý Doanh nghiệp, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.

Ông Nguyễn Văn Thân. Ảnh: Quốc hội.

Doanh nhân Nguyễn Văn Thân

Ông Nguyễn Văn Thân sinh năm 1955 tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Ông Thân có trình độ Đại học chuyên ngành vật lý khí quyển; Tiến sĩ chuyên ngành khoa học tự nhiên và lý luận chính trị trung cấp và từng là Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ông Thân hiện là Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ba Lan; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ông Nguyễn Cao Sơn. Ảnh: Quốc hội.

Doanh nhân Nguyễn Cao Sơn

Ông Nguyễn Cao Sơn sinh năm 1969 tại xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông có trình độ đại học chuyên ngành tin học; thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh và từng là Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Hiện tại, ông Sơn đang là Ủy viên Hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam; Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình; Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình.

Ông Huỳnh Thành Chung. Ảnh: Quốc hội.

Doanh nhân Huỳnh Thành Chung

Ông Huỳnh Thành Chung sinh năm 1968 tại xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông có trình độ Thạc sĩ chuyên ngành tư vấn quản trị quốc tế và từng là Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ông hiện là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất - Xây dựng - Thương mại và Nông nghiệp Hải Vương; Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng cơ sở hạ tầng Bình Phước; Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nguyên Vũ; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Isotech Việt Nam; Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Minh Hưng-Sikico; Phó Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Quang Trung; Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Điện quang, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Bình Phước.

Theo Nhà đầu tư

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

23/04/2024

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke