Friday, 26/04/2024

Nguồn vốn đầu tư cho Startup tại Đà Nẵng - Bài 1: Mới dừng ở 'nhà đầu tư thiên thần'

11:00 29/07/2021

Kinh Tế Số Việt Nam Online Do đang trong giai đoạn ươm, các dự án khởi nghiệp tại Đà Nẵng tập trung chủ yếu dựa vào nguồn vốn của nhà đầu tư thiên thần. Tuy nhiên, nguồn vốn đổ vào các dự án vẫn còn rời rạc và mang tính cá nhân là chính.

Cần có nhiều hơn nữa các nhà đầu tư thiên thần

Theo số liệu của Sở KH&CN, từ năm 2020 đến nay, thành phố đã hỗ trợ trực tiếp cho các Startup, trong đó năm 2020 có 7 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ, phát triển sản phẩm với kinh phí từ ngân sách sự nghiệp KH&CN là 1,108 tỷ đồng. 

Năm 2021, Sở KH&CN tiếp tục tiếp nhận 25 đề xuất hỗ trợ của các doanh nghiệp, vườn ươm trên địa bàn TP. Đà Nẵng và đã lựa chọn xem xét hỗ trợ 11 nhiệm vụ thực hiện trong năm 2021 và đã ký kết hợp đồng hỗ trợ cho 5 doanh nghiệp, 2 vườn ươm với kinh phí là 1,262 tỷ đồng. Đồng thời, thành phố cũng đang thẩm định để tiếp tục hỗ trợ 2 doanh nghiệp khởi nghiệp. 

Bên cạnh đó, thành phố cũng đã phê duyệt danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển, trong đó có lĩnh vực đầu tư cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, các không gian làm việc chung, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho Quỹ Đầu tư phát triển để đầu tư trong thời gian tới. Đồng thời, thành phố đã khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư Đà Nẵng hình thành 2 quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ đầu tư FFI. 

Tuy nhiên, so với nhu cầu hiện nay, thành phố phải cần có nhiều hơn nữa các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm. Để xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, TP. Đà Nẵng cần phải có hệ sinh thái các quỹ đầu tư như mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn và đầu tư đa lĩnh vực.  

Việc hình thành hệ sinh thái đầu tư phát triển, không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của TP. Đà Nẵng mà còn thu hút các dự án khởi nghiệp trong nước và quốc tế đến khởi nghiệp tại địa phương.

Vốn cho các dự án khởi nghiệp tại Đà Nẵng chủ yếu dựa vào nhà đầu tư thiên thần. Ảnh: Phước Nguyên.

Nguồn vốn vẫn còn rời rạc và mang tính cá nhân

Nói về vấn đề nguồn vốn cho các dự án khởi nghiệp, theo ông Lý Đình Quân, Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, hiện nay các dự án khởi nghiệp tại Đà Nẵng chỉ mới ở giai đoạn ươm tạo. Do đó, các dự án này cần thêm một thời gian chăm sóc nữa mới đủ điều kiện để các Shark tank  đầu tư. Để các Shark tank đầu tư, các dự án khởi nghiệp phải chắc về đội ngũ, thị trường. Đồng thời, hướng đi và có chiến lược rõ ràng.

Về việc đổ vốn đầu tư cho các dự án, theo ông Quân đánh giá là "còn rời rạc, mang tính cá nhân". Các nguồn vốn này chưa phải là một chương trình lớn và chưa có sự bài bản.

"Chính vì vậy, chúng ta cần tuyên truyền để các doanh nhân, nhà đầu tư, nhận thức đúng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Từ đó, các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn trong việc hỗ trợ các dự án khởi nghiệp. Bởi việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển chính là việc góp phần phát triển cho nền kinh tế sau này", ông Quân nói.

Cũng theo ông Quân, số dự án được đầu tư thì có, nhưng số lượng các dự án được đầu tư chỉ nằm trên đầu ngón tay, chủ yếu là đầu tư cá nhân. Những nhà đầu tư này được gọi là nhà đầu tư thiên thần. Không như ở Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM đã có môi trường khởi nghiệp lớn, nên ở đây có nhiều phân khúc để thu hút các nhà đầu tư lớn.

Bên cạnh đó, thành phố cũng cần xây dựng mạng lưới hỗ trợ tài chính cho thế hệ khởi nghiệp trẻ. Bởi ngoài nguồn vốn thiên thần, các dự án khởi nghiệp hầu như không thể tiếp cận được với các khoản vay của ngân hàng. 

“Để Shark tank đầu tư triệu đô, các dự án phải phải đi vào hoạt động ổn định, thành lập doanh nghiệp. Khi đó, các doanh nghiệp này mới được gọi là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Sau thời gian phát triển, các doanh nghiệp đã ổn định và định hướng phát triển lâu dài, thì các Shank tank triệu đô mới đổ tiền vào đầu tư”, ông Quân chia sẻ.

Lấy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm trung tâm

Ông Lê Đức Viên, Giám đốc Sở KH&CN TP. Đà Nẵng cho biết, để phát triển mạnh và bền vững, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải lấy các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup) làm trung tâm của hệ sinh thái. 

Cùng với đó, các dự án khởi nghiệp cũng phải cần có sự tham gia của các thành tố khác trong hệ sinh thái như các nhà cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ, các trường đại học và đặc biệt là các nhà đầu tư. Trong đó, nhà nước đóng vai trò tạo lập môi trường cho các thành tố trong hoạt động và phát triển. 

Theo ông Viên, kinh nghiệm trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất cần các nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư giai đoạn ý tưởng cho đến các vòng gọi vốn sau này. 

Do đó, trong thời gian qua, một số các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng đã gọi được vốn của các quỹ đầu tư như: Dự án xe máy điện Datbike đã gọi vốn thành công 2,6 triệu USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm của Singapore; Dự án EM&AI đã gọi vốn được 850.000 USD; Dự án Liberzy đã nhận được thỏa thuận gọi vốn trên Shark Tank năm 2019... Đồng thời, các dự án này đã kết nối một số dự án tiếp cận các ngân hàng thương mại để vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường. 

Tuy nhiên, xét về bản chất gọi vốn đầu tư không chỉ là tiền, các Startup cần ở nhà đầu tư 3 thứ quan trọng nhất đó là kinh nghiệm quản trị, hệ sinh thái của các nhà đầu tư và cuối cùng là tiền đầu tư. 

“Loại hình đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là hình thức đầu tư mạo hiểm, có đặc điểm đầu tư từ giai đoạn ý tưởng, chủ yếu dựa vào niềm tin của nhà đầu tư đối với người sáng lập dự án khởi nghiệp cũng như các thành tựu khoa học công nghệ mới, hoặc mô hình kinh doanh mới thường chưa có kiểm định thực tế trên thị trường. Qua đó, đầu tư mạo hiểm cần những tố chất khác so với các kênh đầu tư truyền thống. Vai trò của các nhà đầu tư đối với các Startup là cực kỳ quan trọng”, ông Viên nhận định.

(Bài tới: "Hút vốn đầu tư từ sự đột phá công nghệ")

Theo Nhà đầu tư

https://nhadautu.vn/nguon-von-dau-tu-cho-startup-tai-da-nang--bai-1-moi-dung-o-nha-dau-tu-thien-than-d55529.html

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

23/04/2024

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke