Thursday, 25/04/2024

EC xem xét buộc các nước thành viên chuyển sang sử dụng xe điện từ 2035

12:00 17/07/2021

Kinh Tế Số Việt Nam Online Các nhà sản xuất ô tô ở Đông Á, Đông Nam Á hay Bắc Mỹ đang theo dõi các động thái của EU khi khối này tìm cách áp lệnh cấm bán tất cả các loại xe mới có động cơ đốt trong, gồm cả xe lai, vào năm 2035 nhằm cắt giảm phát thải carbon.

Một trạm sạc cho xe điện ở Ruesselsheim, Đức. Ảnh: Reuters

Thỏa thuận Xanh châu Âu của Ủy ban châu Âu cũng ủng hộ cơ chế áp thuế carbon đối với hàng nhập khẩu vào khối này, dựa trên mức phát thải carbon.

Gói chính sách đầy tham vọng này, mang tên “Phù hợp cho 55”, đề xuất cắt giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức của 1990, tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Nếu được thông qua, thỏa thuận này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế EU trên phạm vi rộng, mà còn tác động đến nhiều công ty bán hàng trên thị trường khối này.

Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, nói với báo chí châu Âu hôm thứ Ba: “Nếu không có thời hạn cụ thể, sẽ thiếu sự chắc chắn và chúng ta sẽ không thể đạt được mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2050”.

Kế hoạch này được dự báo sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến lĩnh vực giao thông vận tải do có lượng khí thải carbon tăng, trong khi chỉ số của các nhà máy điện và các cơ sở công nghiệp giảm sau khi các nhóm này thực hiện giao dịch khí thải.

Thỏa thuận đề xuất giảm 100% lượng khí thải carbon từ các loại xe mới từ năm 2035, tức gần như cấm hoàn toàn các loại xe mới chạy bằng xăng hoặc diesel.

Kế hoạch cũng yêu cầu giảm 55% lượng khí thải từ các phương tiện chở khách mới vào năm 2030 so với 2021 - một bước tiến lớn so với mục tiêu 37,5% được quyết định năm 2019.

Ủy ban châu Âu đã cân nhắc mức tăng cao, tới 65%, nhưng chọn mục tiêu thấp hơn sau khi xem xét hoàn cảnh của các hãng ô tô và một số nước thành viên.

Toyota Motor tháng 5 công bố hãng đặt mục tiêu xe điện chiếm 40% doanh số bán xe mới ở EU vào năm 2030. “Nếu các giả định cơ bản thay đổi, chúng tôi không có lựa chọn khác ngoài việc suy nghĩ lại chiến lược của mình”, một lãnh đạo tập đoàn cho biết.

Lệnh cấm đối với xe hybrid (xe xăng-điện) sẽ rất “đau đớn” đối với nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này do hãng có các mẫu xe hybrid mới nhập vào châu Âu.

Các nhà máy động cơ và truyền động của Toyota ở Anh và Ba Lan cũng sẽ thiệt hại do những cơ sở sản xuất này sẽ không còn cần thiết khi hãng chuyển sang xe điện.

Ngành công nghiệp ô tô đang phản đối đề xuất về những hạn chế nghiêm khắc hơn. Hildegard Mueller, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức, nói: “Nếu lệnh cấm được áp dụng đối với động cơ đốt trong, tiềm năng cho đổi mới sẽ bị cắt đứt, lựa chọn của người tiêu dùng bị hạn chế và nhiều công việc sẽ bị ảnh hưởng”. 

Giám đốc điều hành Volkswagen Herbert Diess cho biết việc đáp ứng các mục tiêu khí thải khắc nghiệt hơn là thách thức, mặc dù “chúng tôi có thể đã chuẩn bị tốt hơn một chút” so với những người khác trong ngành.

“Việc mở rộng quy mô sản xuất pin sẽ là một thách thức lớn đối với ngành,” ông nói thêm.

Volkswagen hiện đặt mục tiêu xe điện chiếm 60% số xe mới bán ra ở châu Âu năm 2030 và dự kiến xây dựng sáu nhà máy pin mới vào năm đó.

Mức độ sử dụng xe điện hiện rất khác nhau ở EU. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, xe điện chiếm 5% tổng doanh số bán xe mới vào năm ngoái.

Hà Lan dẫn đầu với 21%, tiếp theo là Thụy Điển với 10%, Đức và Pháp đều ở mức 7%. Nhưng nhiều quốc gia ở Đông Âu và Nam Âu có tỷ lệ dưới 2%. Hy Lạp và Ba Lan chỉ đạt dưới 1%.

Khoảng 70% hạ tầng sạc điện cho xe của EU tập trung ở ba quốc gia thành viên: Đức, Pháp và Hà Lan.

Ủy ban châu Âu cũng có kế hoạch giải quyết lượng khí thải liên quan đến giao thông từ phía nhiên liệu. Ngoài lĩnh vực giao thông vận tải, đề xuất có thuế carbon đối với thép, nhôm, xi măng, điện và phân bón, và quy định việc ghi nhận phát thải bắt đầu thực hiện từ 2023.

Thuế sẽ được đánh theo giai đoạn, từ năm 2023. Sau khi được thực hiện đầy đủ, cơ chế này sẽ đem lại cho ngân sách khoảng 9,1 tỷ euro (10,6 tỷ USD) mỗi năm.

Cơ chế này đánh thuế đối với các sản phẩm được sản xuất bên ngoài EU theo các quy định về khí thải ít nghiêm ngặt hơn, nhằm đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp châu Âu và ngoài châu Âu.

Việc cho phép các sản phẩm rẻ hơn được sản xuất trong các điều kiện kém thân thiện với môi trường tự do tràn vào thị trường EU sẽ gây tổn hại cho các công ty có trụ sở tại EU, tạo ra nguy cơ “rò rỉ carbon” khi các doanh nghiệp chuyển sản xuất đi nơi khác để thoát khỏi các yêu cầu về môi trường, khí hậu của EU.

Theo Nhà đầu tư

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

23/04/2024

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke