Monday, 29/04/2024

5 thương vụ kín tiếng ở Thủ đô của đại gia xứ Thanh Trương Lâm

10:33 26/06/2021

Kinh Tế Số Việt Nam Online Xuất thân là một doanh nghiệp tỉnh lẻ, Tổng Công ty Xây dựng Thanh Hóa gây ấn tượng với giới đầu tư địa ốc khi nắm trong tay hàng loạt dự án có vị trí đắc địa ở trung tâm Hà Nội.

Dự án Sky Park Residence do Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa mua lại từ Licogi 16. Ảnh: Internet.

Thị trường bất động sản Hà Nội bấy lâu nay thường quen mặt với những tên tuổi lớn như Tập đoàn VinGroup, BRG, Tân Hoàng Minh, Hải Phát...Vì lẽ đó, Tổng Công ty Xây dựng Thanh Hóa – CTCP (XDTH), một doanh nghiệp địa ốc tỉnh lẻ, là trường hợp đáng chú ý khi nắm trong tay nhiều dự án có vị trí đắc địa tại Hà Nội.

XDTH tiền thân là Công ty Kiến trúc địa phương Thanh Hóa có lịch sử từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Đến năm 2005, doanh nghiệp đổi tên thành Tổng Công ty Xây dựng Thanh Hóa như hiện nay. Năm 2006, doanh nghiệp chính thức chuyển đổi cơ chế quản lý từ doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Dữ liệu Nhadautu.vn cho thấy, tính đến cuối năm 2019, cổ đông lớn nhất nắm 98,48% vốn XDTH là ông Trương Lâm (SN 1953). Ngoài ra, ông cũng là Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch HĐQT công ty.  

Không có nhiều thông tin về vị doanh nhân sinh năm 1953, chỉ biết ông là cựu chiến binh với 36 năm trong quân ngũ. Ngay sau khi xuất ngũ, ông bén duyên với XDTH vào khoảng năm 2005 và công tác tại doanh nghiệp này đến nay.

Vị doanh nhân đang ở cuối độ tuổi lục tuần có vai trò rất lớn trong việc đưa XDTH vượt khỏi "cái áo" doanh nghiệp địa phương và vươn tầm, mở rộng thị trường phát triển ra tận Thủ đô Hà Nội. 

5 thương vụ địa ốc kín tiếng của XDTH ở Hà Nội

Giữa năm 2014, XDTH bắt đầu lấn sân thị trường địa ốc Hà Nội với việc chi 143 tỷ đồng để mua dự án Sky Park Residence (số 3 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy) từ Licogi 16. Dự án có diện tích đất 6.762 m2, tổng mức đầu tư 1.250 tỷ đồng.

Sau đó, doanh nghiệp của ông Trương Lâm tiếp tục chi hơn 100 tỷ đồng để mua dự án Khách sạn Mercure Hà Nội (số 9 Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội). Dự án tiêu chuẩn 4 sao với 250 phòng, tổng vốn đầu tư theo kế hoạch là 450 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, dự án được UBND TP. Hà Nội cấp quyết định chủ trương đầu tư vào ngày 22/3/2007. Chủ đầu tư là CTCP Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG). Trước đó, vào ngày 15/5/2002, Hà Đô và CTCP Xuất nhập khẩu Lương thực thực phẩm Hà Nội đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh xây dựng trung tâm thương mại – tổ hợp nhà ở tại số 9 Cát Linh – số 3 Đặng Trần Côn (địa chỉ hiện tại của khách sạn Merucre Hà Nội).

Khách sạn Mecure Hà Nội là điểm nhấn cho kiến trúc khu vực Đống Đa. Ảnh: Internet

Tham vọng M&A địa ốc của XDTH không dừng lại ở những cái tên kể trên. Đó còn là dự án tòa nhà thương mại dịch vụ và văn phòng tọa lạc tại số 36 Cát Linh, nằm cách không xa khách sạn Merucre Hà Nội. Được biết, dự án này được UBND TP. Hà Nội trao Quyết định chủ trương vào tháng 6/2018, chủ đầu tư là CTCP Đầu tư thiết bị và In.

Theo dữ liệu Nhadautu.vn, năm 2012, doanh nghiệp này ghi nhận 2 cổ đông lớn nhất là ông Nguyễn Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT công ty (nắm 80,2%) và người nhà là bà Nguyễn Minh Thu – Thành viên HĐQT (8,28%).

Thời điểm hiện tại, CTCP Đầu tư thiết bị và In không công bố cơ cấu cổ đông. Dù vậy, dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy doanh nhân Trương Lâm là Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch HĐQT tính đến tháng 3/2020. Mặt khác, một số thông tin cho thấy, XDTH là chủ đầu tư tại dự án số 36 Cát Linh.

Nói qua một chút về bộ đôi doanh nhân Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Minh Thu. Các cá nhân này từng là cổ đông lớn, nắm lần lượt 60% và 30% vốn CTCP Chứng khoán Đại Tây Dương (OSC), trước khi thoái hết vốn vào đầu năm 2014. OSC sau tháng 8/2014 đã hợp nhất với CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam.

Trở lại với XDTH, công ty này còn sở hữu một dự án địa ốc tại số 14 Hoàng Quốc Việt.

Theo tìm hiểu, doanh nghiệp dự án là CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại An Việt được thành lập vào ngày 22/1/2009, vốn điều lệ 12 tỷ đồng. Thời điểm đó, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội nắm 51% vốn An Việt (giá trị 2,5 tỷ đồng, được góp bằng tài sản trên đất tại số 14 Hoàng Quốc Việt), phần 49% còn lại nắm bởi CTCP Tài chính và Phát triển doanh nghiệp và CTCP Đầu tư và Thương mại Tài Phúc – nhóm doanh nghiệp có nhiều liên hệ đến Gami Group.

Ngày 3/4/2017, ông Trương Lâm trở thành Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc công ty thay thế ông Phạm Xuân Trường. Chỉ vài ngày sau (tức đến 12/4/2017), cả 3 cổ đông sáng lập đều thoái hết vốn khỏi An Việt.

Hiện, lô đất số 14 Hoàng Quốc Việt là địa chỉ dự án Khách sạn IBIS Hà Nội, chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV LT Hà Nội – công ty con của XDTH.

Một trong các dự án đáng chú ý khác là lô đất số 9 Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nơi đây từng là địa chỉ của nhà hàng Bia tươi Đức Eresson, sau đó là văn phòng bán hàng và nhà mẫu dự án Sky Park Residence (đề cập ở phần trên).

Xây dựng Thanh Hóa dự định trong tương lai sẽ xây dựng dự án chung cư cao cấp tại khu đất này.

Mặt khác, địa chỉ nói trên còn là trụ sở chính của CTCP Cơ điện lạnh Eresson (thành lập vào ngày 9/11/2005). Giám đốc/Người đại diện theo pháp luật là doanh nhân Trương Lâm.

Theo tìm hiểu, tính đến tháng 8/2017, Cơ điện lạnh Eresson sở hữu 40,297% vốn Công ty TNHH MTV Bia Rượu Eresson; phần 59,703% còn lại do ông Lê Thanh Sơn sở hữu.  

Liên quan tới Bia Rượu Eresson, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vào tháng 10/2018 đã ra thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ của doanh nghiệp này. Tổng giá trị khoản nợ tính đến cuối tháng 8 xấp xỉ 277 tỷ đồng và 210.000 EUR, tương đương 5,6 tỷ đồng.

Với gốc gác ở Thanh Hóa, công ty của doanh nhân Trương Lâm còn là chủ đầu tư/nhà thầu thi công nhiều dự án trên địa bàn tỉnh, như: Dự án khu dân cư Hồ Toàn Thành; dự án khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long; Nhà máy giầy Annora Việt Nam; Nhà máy sản xuất giầy Hong Fu và RollSport Việt Nam; Đường giao thông từ Ngã Ba Voi đi thị xã Sầm Sơn…

Hé lộ bức tranh tài chính

Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, song song với việc mở rộng danh mục dự án, tổng tài sản của XDTH (công ty mẹ) tăng rất nhanh trong giai đoạn 2016-2019, với biên độ gần 200%, từ 1.167 tỷ đồng lên 2.288 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng 2,5 lần lên 767,5 tỷ đồng.

Tương ứng với mở rộng quy mô, kết quả kinh doanh của XDTH cũng tăng trưởng ấn tượng, doanh thu, lợi nhuận tăng nhanh trong các năm 2018-2019, và đạt đỉnh 1.154 tỷ đồng trong năm 2019. Tuy nhiên, lãi sau thuế lại đạt mức cao nhất vào năm 2018, trong khi năm 2019 lại sụt giảm đáng kể, về còn 31,7 tỷ đồng.

Theo Nhà đầu tư

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

23/04/2024

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke