Sunday, 28/04/2024

Tân Hoàng Minh: Nền móng tài chính không đủ vững, bán "giấy" lấy tiền, nhà đầu tư có nên cẩn trọng?

09:53 05/09/2021

Kinh Tế Số Việt Nam Online Trong khi bức tranh tài chính của Tân Hoàng Minh và đơn vị thành viên thời gian qua yếu, không đủ vững và không mấy sáng sủa, ... Doanh nghiệp này lại liên tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn, nhà đầu tư nên thận trọng đầu tư vào TPDN vì có nguy cơ rủi ro?

Tân Hoàng Minh liên tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn làm dự án, khiến nhiều người lo ngại về tình hình tài chính của Tân Hoàng Minh

Bán giấy lấy tiền làm bất động sản.

Sau khi phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp tại CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil, Tân Hoàng Minh tiếp tục đẩy mạnh việc phát hành TPDN tại Công ty TNHH Đầu tư BĐS Ngôi Sao Việt (Ngôi Sao Việt) để huy động vốn mua cổ phần và đầu tư dự án bất động sản tại Long Biên (Hà Nội).

Điều đáng e ngại trong những lần huy động vốn thông qua kênh TPDN của Tân Hoàng Minh có nhiều yếu tố “rất bất lợi” đối với nhà đầu tư, nguy cơ nhà đầu tư sẽ gánh chịu nhiều rủi ro? khi chất lượng tài sản của Tân Hoàng Minh và đơn vị phát hành trái phiếu rất yếu, liên tục sụt giảm.

Tháng 7/2021, Ngôi Sao Việt, đơn vị thành viên của Tân Hoàng Minh thông báo phát hành 8 triệu trái phiếu riêng lẻ có kỳ hạn 48 tháng, tổng giá trị huy động là 800 tỷ đồng.

Với mục đích là Ngôi Sao Việt huy động vốn để đầu tư mua hơn 3 triệu cổ phần tại CTCP Đầu tư Phát triển và Thương mại Việt Tiến - tương đương 51% vốn. Thông qua đó, Ngôi Sao Việt sẽ thực hiện dự án Đầu tư Xây dựng công trình công cộng, dịch vụ thương mại và nhà ở tại lô đất C4.HH-1, C4.CCKO thuộc Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. Tài sản đảm bảo là 6.000.000 cổ phần Công ty cổ phần đầu tư Việt Tiến với mệnh giá 100.000đ/cổ phần.

Ngôi Sao Việt được thành lập ngày 20/4/2016, do ông Nguyễn Mạnh Hùng là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật, có vốn điều lệ 1.600 tỷ đồng. Trụ sở chính tại Tòa nhà D'.Le Pont D'or, ngõ 30 phố Mai Anh Tuấn, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản.

Ngôi Sao Việt cũng là một thành viên của Tân Hoàng Minh, đồng thời là chủ đầu tư của khu đô thị Vinhomes D’.Capitale Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hiện dự án này đang còn tồn gần 200 căn hộ.

Còn công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Thương mại Việt Tiến cũng được thành lập năm 2007 do ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Đến đầu tháng 7/2021, công ty đã thay đổi người đại diện pháp luật là ông Định Văn Hiệp.

Nói về dự án mà Ngôi Sao Việt đang phát hành trái phiếu để huy động vốn thực hiện là lô đất có ký hiệu C4.HH-1, C4.CCKO thuộc Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội, hiện đang là khu đất trống, tiền thân là khu đất được thành phố phê duyệt quy hoạch với mục đích công cộng.

Cho đến thời điểm hiện tại dự án vẫn chưa được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận đầu tư, chưa được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, nên chưa được bàn giao mốc giới về đất, chưa được chuyển mục đích sử dụng đất, chưa được ký hợp đồng thuê đất và chưa có quyết định giao đất của UBND thành phố, nên hiện vẫn chưa được cấp DTM.... và nhiều cái chưa khác....

Nhà đầu tư có nguy cơ rủi ro ?

Nói về tình hình tài chính năm 2020 của Ngôi Sao Việt, từ đó nhà đầu tư sẽ hiểu ro hơn và định hình về bức tranh tài chính của doanh nghiệp này trong tương lai.

Theo báo cáo tài chính năm 2020, đã được Công ty TNHH DV Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt, kiểm toán tháng 6/2021 cho thấy.

Tổng tài sản tính đến 31/12/2020 của Ngôi Sao Việt đã giảm sâu mất 2.922 tỷ đồng về còn 5.324 tỷ đồng; tài sản dài hạn của đơn vị cũng giảm sâu mất 2.569 tỷ đồng về còn 2.019 tỷ đồng và tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp cũng giảm mất 383 tỷ đồng về còn 3.305 tỷ đồng. Đây là minh chứng cho thấy chất lượng tài sản của Ngôi Sao Việt đang trên đà xuống rất thấp.

Cả năm 2020, Ngôi Sao Việt không có dự án mới để thực hiện, mà chỉ triển khai nốt những phần việc còn dang dở của dự án cũ nên doanh thu và lợi nhuận của Ngôi Sao Việt bị sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể

Doanh thu bán hàng và doanh thu thuần bị giảm sâu từ 10.036 tỷ năm 2019 về còn 773 tỷ năm 2020, lợi nhuận gộp về bán hàng giảm tới 1.116 tỷ đồng về còn 141 tỷ đồng; dẫn tới lợi nhuận sau thuế bị suy giảm nghiêm trọng, đến cuối năm 2020 Ngôi Sao Việt chỉ đạt lợi nhuận có 10 tỷ đồng.

Hoạt động đầu tư của Ngôi Sao Việt cững đang bị âm mất 332,95 tỷ đồng, trong khi vẫn phải trả lãi vay tới 275 tỷ đồng.

Ngoài việc lợi nhuận bị sụt giảm nghiêm trọng, nợ phải trả của đơn vị này cũng đáng báo động, khi gấp tới 200% vốn chủ sở hưu và nợ ngắn hạn cũng đã gấp tới 176,76% vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tài chính của Ngôi Sao Việt hết sức mong manh. Tiền mặt thì khiêm tốn, vì vậy khả năng trả nợ cho các đối tác của Ngôi Sao Việt còn là ẩn số.

Bên cạnh việc nợ phải trả trong ngắn hạn đã gấp 176,76% vốn chủ sở hữu, Ngôi Sao Việt đã đi vay và phải trả trong ngắn hạn với số tiền quá lớn, đạt trên 1.127 tỷ đồng, chiếm tới 64% vốn chủ sở hữu. Đây sẽ là áp lực trả nợ vô cùng lớn đối với Ngôi Sao Việt trong ngắn hạn. Điều này báo hiệu Ngôi Sao Việt sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao trong ngắn hạn, khi doanh nghiệp không đủ tiền để trả nợ. Nguy cơ nhà đầu tư sẽ gánh chịu nhiều rủi ro khi mua TPDN đang dần hiện hữu.

Ngoài ra vòng quay tài sản (doanh thu/tổng tài sản bình quân) thì thấp đạt 15%; hệ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần chỉ đạt 1,41%; hệ số lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hưu bình quân (ROE) chỉ đạt 0,61%; hệ số lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân (ROA) đạt chỉ đạt 0,2%

Dòng tiền của doanh nghiệp này lại liên tục rơi vào trạng thái âm, khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm tới 464 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm tới 2.264 tỷ đồng; dẫn đến lưu chuyển tiền thuần trong năm bị âm 32,59 tỷ đồng.

Nếu so sánh nợ phải trả trong ngắn hạn và tài sản ngắn hạn thì tương đương nhau. Trong tương lai gần nếu Ngôi Sao Việt phải đối mặt những bất lợi trong ngắn hạn thì khả năng trắng vốn của doanh nghiệp là rất cao. Và lúc này TPDN của Ngôi Sao Việt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tài sản đảm bảo là 6.000.000 cổ phần Công ty Việt Tiến được sở hữu bời người nhà Tân Hoàng Minh.

Nói về tài sản đảm bảo lô trái phái nêu trên là 6.000.000 cổ phiếu của công ty CP Đầu tư Phát triển và Thương mại Việt Tiến, liệu có thật sự “đảm bảo” khi doanh nghiệp này chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, nên giá trị thật và tính thanh khoản của số cổ phiếu còn cần phải kiểm chứng.

Theo TS. Tạ Văn Thành, chuyên gia kinh tế, cơ hội và rủi ro là 2 yếu tố luôn song hành. Theo đó, dù nhà điều hành có hạn chế đối tượng tham gia thị trường, tức hạn chế nhu cầu nhưng với bối cảnh rủi ro gia tăng vì dịch thì lãi suất trái phiếu cao vẫn được nhà đầu tư đón nhận. Tuy nhiên, nhà đầu tư cá nhân không nên chỉ nhìn vào lãi suất cao, mà phải tìm lối thoát cho những năm sắp tới. Trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành chủ yếu không có tài sản bảo đảm hoặc được đảm bảo bằng cổ phiếu. Trong khi, cổ phiếu thì biến động theo thị trường. Giả sử trái phiếu có tài sản bảo đảm khác thì nhà đầu tư cũng không có quyền để thu giữ tài sản bảo đảm kể cả khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản, tài sản bảo đảm cũng sẽ phải trả theo thứ tự ưu tiên: thuế cho Chính phủ; trả lương cho người lao động; trả nợ ngân hàng… gần đến cuối cùng mới đến người mua trái phiếu

Đối với công ty mẹ là Tân Hoàng Minh Group cho thấy bức tranh tài chính cũng không mấy sáng sủa, sức khoẻ tài chính yếu, nền móng tài chính không đủ vững, cộng thêm có dự án bất động sản cao cấp hoàn thành đã nhiều năm nhưng chưa có người mua. Nên khả năng đảm bảo thanh toán sẽ là một dấu hỏi lớn đối với các nhà đầu tư.

Thổng kê cho thấy Tân Hoàng Minh hoạt động được là phụ thuộc nhiều vào vốn đi vay. Cuối năm 2019, khi vốn sở hữu chỉ đạt 2.093 tỷ đồng thì nợ phải trả của đơn vị đạt trên 13.832 tỷ đồng tức là cao gấp 660% vốn chủ sở hữu.

Đặc biệt, phần lớn trong tổng tài sản (nguồn vốn), nợ phải trả đạt 13.832 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tối đa, tới 99,3%. Trong nợ phải trả, nợ vay gần như tuyệt đối khi nợ dài hạn là 6.763 tỷ đồng, nợ ngắn hạn lên tới 5.077 tỷ đồng.

Phải chăng nội lực tài chính của Tân Hoàng Minh và các đơn vị thành viên là rất yếu và mong manh, nên trong những tháng đầu năm 2021, Tân Hoàng Minh liên tục phát hành TPDN của 2 đơn vị thành viên để huy động số vốn là 1.600 tỷ đồng từ trái phiếu. Nhà đầu tư nên cẩn trọng, cân nhắc kỹ trước khi đầu tư./.

Theo Tầm nhìn

https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/tan-hoang-minh-nen-mong-tai-chinh-khong-du-vung-ban-giay-lay-tien-nha-dau-tu-co-nen-can-trong-108599.html

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

23/04/2024

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke