Monday, 29/04/2024

Phát huy vai trò của ngành công nghiệp văn hóa trong mối liên kết với du lịch

17:43 26/11/2022

Kinh Tế Số Việt Nam Online Ngày 26/11, tại TP Hội An (tỉnh Quảng Nam), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam và Đại học Indiana (Hoa Kỳ) tổ chức Diễn đàn toàn quốc “Đối thoại phát triển địa phương năm 2022” với chủ đề “Công nghiệp văn hóa, du lịch và phát triển địa phương”.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì diễn đàn.

Dự và phát biểu tại diễn đàn có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng.

Tham dự có đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, các chuyên gia, các nhà khoa học và lãnh đạo UBND, lãnh đạo Sở VHTTDL của hơn 50 tỉnh, thành phố.

Đây là diễn đàn thường niên, kênh đối thoại về các vấn đề phát triển địa phương, cập nhật những thành tựu và khó khăn trong công tác lãnh đạo địa phương và hợp tác liên kết vùng, vì mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo động lực cho sự cất cánh phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời tạo kết nối giữa Trung ương và địa phương, chia sẻ hoạch định chính sách của các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo địa phương, các doanh nghiệp hàng đầu, chuyên gia, nhà nghiên cứu cao cấp, các tổ chức phát triển quốc tế; tạo các động lực mới phát triển địa phương theo chiến lược quốc gia; giúp kích hoạt tiềm năng, khai thông điểm nghẽn, đẩy mạnh những đột phá cho phát triển địa phương; chia sẻ sáng kiến địa phương phục vụ tăng trưởng nhanh và bền vững.

Các đại biểu tham dự diễn đàn chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Đức Hoàng

Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương hết sức to lớn

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đã thể hiện nổi bật quan điểm nhất quán, xuyên suốt: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam là động lực quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, trong nền kinh tế thị trường, công nghiệp văn hóa là lĩnh vực biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa; thể hiện là một ngành công nghiệp văn hóa và hệ sinh thái văn hóa, tạo giá trị gia tăng trong hưởng thụ của người dân, sự tích hợp về đời sống vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của các tầng lớp nhân dân. Phát triển lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng giúp chuyển hóa nguồn tài nguyên mềm văn hóa thành những sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lan tỏa sức mạnh mềm, di sản và đặc trưng văn hóa của mỗi địa phương, mỗi vùng kinh tế và quốc gia; làm cho văn hóa thẩm thấu sâu hơn, thực sự trở thành một trụ cột năng động trong sự phát triển của nền kinh tế.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Đức Hoàng

Ông Nguyễn Xuân Thắng nhận định, các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với nhiều ngành công nghiệp khác nhưng lại là ngành có nhiều dư địa phát triển, có thể phát triển nhanh, nhất là khi nước ta đã bước qua ngưỡng thu nhập trung bình thấp, gia tăng tầng lớp trung lưu, tạo ra nhu cầu thị trường lớn đối với các sản phẩm văn hóa, giải trí và du lịch. Tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại các địa phương trong cả nước hết sức to lớn, nhất là khi phát triển công nghiệp văn hóa gắn với phát triển du lịch và nhiều ngành dịch vụ kết nối; đồng thời càng trở nên to lớn hơn khi sự phát triển này đã và đang dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Thắng, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hết; dư địa về mặt cơ chế, chính sách, nhất là những cơ chế, chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, còn nhiều bất cập, hạn chế, thậm chí chưa có; sự phát triển vẫn chậm, chưa đều, chưa thật sự bền vững và đồng bộ tại các địa phương. Có một thực tế là một số tỉnh có những di sản văn hóa - thiên nhiên quý giá và những di tích lịch sử cách mạng vẫn là những tỉnh nghèo.

Ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, các ngành, địa phương cần xử lý hài hòa mối quan hệ giữa giữ gìn, bảo tồn và phát huy, phát triển; tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; phát triển có trọng tâm, trọng điểm một số ngành công nghiệp văn hóa. Các ngành công nghiệp, dịch vụ văn hóa rất đa dạng, cần xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển, tập trung nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm vào một số lĩnh vực chủ chốt, có thế mạnh trên phạm vi quốc gia cũng như ở từng địa phương.

Các đại biểu tham dự diễn đàn. Ảnh: Đức Hoàng

Lấy người dân địa phương làm chủ thể chính để phát triển công nghiệp văn hóa

Trình bày tham luận tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng làm rõ hơn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và du lịch; mối quan hệ của phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển địa phương và một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa, du lịch đối với sự phát triển của địa phương.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề xuất 5 giải pháp lớn để phát huy vai trò của ngành công nghiệp văn hóa trong mối liên kết với du lịch; phát triển du lịch trong mối liên kết với các ngành công nghiệp văn hóa. Trong đó, lấy người dân địa phương làm chủ thể chính để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương. Bởi lẽ, người dân địa phương tạo ra, kế thừa và phát huy vốn văn hóa của địa phương. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng nhấn mạnh giải pháp về tính liên kết giữa phát triển các ngành công nghiệp văn hóa với du lịch và văn hóa các địa phương.

"Địa phương cần thúc đẩy tính liên kết giữa các ngành, các vùng nhằm tăng cường phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc phát triển công nghiệp văn hóa; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy số hóa các ngành công nghiệp văn hóa địa phương; tăng cường sự phối hợp, cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm sáng tạo giữa các bộ ngành địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng trình bày tham luận tại diễn đàn. Ảnh: Đức Hoàng

Chia sẻ bên lề diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Chính phủ, Bộ VHTTDL đã cùng với các địa phương triển khai chiến lược này, bước đầu mang lại những hiệu quả.

Theo thống kê, giai đoạn 2018-2020, ngành văn hóa đóng góp khoảng 3,61% tổng số GDP trong cả nước, nhưng vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. "Vì vậy, Bộ VHTTDL đã sớm tổng kết chiến lược này để trình Chính phủ ban hành chiến lược mới với mục tiêu tiếp tục thực hiện chiến lược công nghiệp văn hóa", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.

Bộ VHTTDL phải nhân rộng cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong đó, đặt công nghiệp văn hóa là một trong những điểm nhấn để phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng bền vững.

Việt Nam có nguồn tài nguyên văn hóa hết sức phong phú, mục tiêu đặt ra là chúng ta phải phấn đấu để ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào GDP cả nước năm 2030 là 7%. Vì vậy, Bộ VHTTDL đã tham mưu để Chính phủ và các bộ, ngành xem xét bổ trợ quan tâm chỉ đạo để ngành văn hóa cùng với các địa phương tổ chức thực hiện.

Thảo luận tại diễn đàn. Ảnh: Đức Hoàng

Bộ trưởng Bộ VHTTDL nhấn mạnh: “Chúng ta phải tập trung học tập kinh nghiệm của các quốc gia đã đi trước về công nghiệp văn hóa; trong đó cố gắng tận dụng cơ hội, kinh nghiệm, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, kinh tế số vào công nghiệp văn hóa. Rà soát trong tổng số 12 ngành thuộc ngành công nghiệp văn hóa, phải chọn điểm, nhận diện những ngành nào cần tập trung đẩy mạnh. Không chỉ phát triển công nghiệp văn hóa mà về chiều sâu còn phát triển văn hóa Việt Nam một cách toàn diện. Tập trung chọn lựa ngành công nghiệp văn hóa đang có lợi thế như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn và quảng cáo.

Ngoài ra, một số ngành khác cũng cần được ưu tiên, đặc biệt là du lịch về văn hóa, gắn kết giữa văn hóa và du lịch. Chúng tôi cũng kỳ vọng hội thảo quốc gia với các địa phương trong phát triển công nghiệp văn hóa gắn với du lịch sẽ mang lại nhiều dữ liệu khoa học bổ ích. Từ các dữ liệu đó, các địa phương đối chiếu với chương trình hành động của mình, bổ sung các giải pháp hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao phó cho ngành VHTTDL”.

Theo Tổ quốc

https://toquoc.vn/phat-huy-vai-tro-cua-nganh-cong-nghiep-van-hoa-trong-moi-lien-ket-voi-du-lich-20221126121517032.htm

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

23/04/2024

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke