Saturday, 04/05/2024

Khai phá thị trường mới cho trái cây

14:17 05/07/2021

Kinh Tế Số Việt Nam Online Công tác mở cửa thị trường cho trái cây đang được đẩy mạnh, dự kiến ngành có thể đạt kim ngạch xuất khẩu tới 3,6 tỷ USD trong năm nay. Tuy vậy, mối lo của xuất khẩu trái cây vẫn nằm ở câu chuyện cũ, như: chi phí logistics cao kéo giảm sức cạnh tranh, khâu chế biến hạn chế, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới...

Liên quan tới vấn đề mở cửa thị trường cho trái cây, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), cho biết Trung Quốc là thị trường chính của trái sầu riêng, song lâu nay phần lớn sản phẩm của Việt Nam vẫn xuất khẩu tiểu ngạch. Theo đó, Cục Bảo vệ thực vật đang đàm phán để được xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang thị trường này.

Thêm thị trường mới 

Tuy nhiên, do tình hình dịch COVID-19 nên Trung Quốc không thể cử chuyên gia sang kiểm tra, giám sát vùng trồng. Cục Bảo vệ thực vật đã đàm phán để phía Hải quan Trung Quốc chấp nhận phương án tạm thời cho nhập khẩu sầu riêng của Việt Nam.

Bộ Công Thương dự kiến xuất khẩu rau quả cả năm 2021 đạt từ 3,5 - 3,6 tỷ USD.

Ông Dương thông tin: Cục Bảo vệ thực vật đã gửi tài liệu kỹ thuật để phía Trung Quốc đánh giá, sau đó họ sẽ có câu trả lời chính thức. Các đơn vị của Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để trong thời gian tới có thể đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng.

Trong khi đó, Bộ Công Thương cũng cho biết, sẽ thúc đẩy xuất khẩu trái cây tươi và các sản phẩm chế biến từ trái cây sang hệ thống phân phối của Hàn Quốc. Đặc biệt, trong 3 ngày từ 27-29/7/2021 sẽ tổ chức Hội thảo giao thương trực tuyến về thúc đẩy xuất khẩu trái cây tươi và các sản phẩm chế biến từ trái cây của Việt Nam sang hệ thống phân phối của Hàn Quốc.

Hiện nay, Hàn Quốc là thị trường có dung lượng nhập khẩu trái cây tươi lớn, giá trị hơn 1,6 tỷ USD/năm và đang tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, trái cây tươi của Việt Nam mới chiếm thị phần rất khiêm tốn tại thị trường này. Đến nay, có 6 loại trái cây tươi của Việt Nam đã được phép xuất khẩu chính thức vào thị trường Hàn Quốc là dừa, dứa, thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, xoài, chuối.

Bộ Công Thương cho biết đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan của Việt Nam và Hàn Quốc để thúc đẩy phía Hàn Quốc mở cửa thị trường cho thêm nhiều loại trái cây khác của Việt Nam như bưởi, chanh leo, vải, chôm chôm, nhãn…

Theo đánh giá từ Bộ Công Thương, châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam, chiếm trên 85% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, trong đó trọng tâm vẫn là thị trường Trung Quốc, tiếp đến là các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN. Xuất khẩu rau quả đến các thị trường này có nhiều điểm thuận lợi như quy mô thị trường và sức tiêu thụ lớn, thói quen tiêu dùng tương đồng, vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển, mức thuế nhập khẩu các mặt hàng rau quả từ Việt Nam hầu hết đều đã về 0% do thực thi các Hiệp định thương mại tự do (ACFTA, ATIGA, VKFTA, VJEPA).

Đối với các thị trường khu vực châu Âu, châu Mỹ, theo cam kết thuế quan tại các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, phần lớn các sản phẩm rau củ quả tươi và chế biến được xóa bỏ thuế hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đây là yếu tố mới mở ra cơ hội cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam khi mà hàng rau quả của Việt Nam tại các thị trường này vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ và còn nhiều dư địa để tăng trưởng.

Tăng trưởng có thể gặp trở ngại

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng cho biết, dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam làm gián đoạn hoạt động thu hoạch và sản xuất hàng rau quả tại các khu vực trồng chính. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang bước vào vụ thu hoạch rộ trái cây theo mùa, khiến nhu cầu nhập khẩu giảm, có thể sẽ làm cản trở đà tăng trưởng của hàng rau quả Việt Nam sang thị trường này trong những tháng tới.

Hơn nữa, rau quả Việt Nam chủ yếu vẫn được tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng tươi, chiếm tỷ trọng khoảng 80%; trong khi các sản phẩm rau quả chế biến xuất khẩu chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu (hiện nay, số lượng các nhà máy và năng lực chế biến của các DN Việt Nam vẫn còn thấp). Việc xuất khẩu chủ yếu ở dạng tươi khiến rau quả Việt Nam khó cạnh tranh về chất lượng, giá cả ở các thị trường xa do thời gian cần phải tiêu thụ ngắn, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển cao.

Mặc dù công tác mở cửa thị trường về thuế quan thông qua các FTA đã được xử lý tốt, tuy nhiên Việt Nam chưa tận dụng dược cơ hội thúc đẩy xuất khẩu trái cây do việc đàm phán về tiêu chuẩn kỹ thuật khá phức tạp, mất nhiều thời gian (thường mất từ 3-5 năm).

Đối với các loại quả đã được cho phép xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand..., lượng xuất khẩu vẫn rất hạn chế do diện tích, sản lượng trái cây đạt chứng nhận GAP, đủ tiêu chuẩn, được cấp mã số vùng trồng theo quy định của các thị trường khó tính còn rất khiêm tốn so với tổng diện tích, sản lượng trái cây trên cả nước, làm hạn chế việc ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Ở góc độ DN xuất khẩu, bà Phạm Thị Hà Anh, Giám đốc CTCP Lương thực Bình Minh, chia sẻ quả vải thiều của Việt Nam rất ngon, độ ngọt cao hơn hẳn vải Thái Lan, Trung Quốc. Hay như quả xoài ở miền Nam, dù có thế mạnh nhưng chưa thể đẩy mạnh xuất khẩu vì chúng ta thiếu DN đảm nhiệm khâu chiếu xạ, kho lạnh bảo quản, thêm vào đó chi phí vận chuyển lại cao. Vì vậy, thế giới họ biết tới xoài của Thái Lan, Malaysia nhiều hơn.

"Tôi dự hội chợ Anuga - nơi được biết đến là tập trung hương vị của toàn cầu, khách hàng thế giới khen đồ nông sản Việt Nam nhưng để chọn ra gương mặt tiêu biểu lại không có", bà Hà Anh nói.

Bà Vân Hoa, đại diện CTCP Nam Quốc Minh Global phản ánh chi phí vận chuyển của Việt Nam rất đắt, khó cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc và Thái Lan. Vận chuyển từ vùng nguyên liệu tới nhà máy chế biến, cảng biển đắt gấp 2-3 lần so với các nước khác, vùng nguyên liệu trái cây lại nằm rải rác. Tại Trung Quốc, khi khách hàng đặt mua số lượng lớn trái cây thì chỉ cần đặt vấn đề với một đầu mối, ở Việt Nam sẽ phải liên hệ với rất nhiều nhà cung cấp mới đủ đáp ứng số lượng. 

Trước những tồn tại trên, Bộ Công Thương dự báo trong quý III năm nay, xuất khẩu rau quả vẫn gặp khó khăn do yếu tố lưu thông, vận chuyển hàng hóa còn nhiều hạn chế, mùa mưa bão bắt đầu tại vùng sản xuất nguyên liệu. Cơ hội cho xuất khẩu rau quả có thể tốt hơn vào quý IV khi dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát và các thị trường tăng lượng nhập khẩu. 

Theo Vnbusiness

 

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

23/04/2024

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke