Saturday, 27/04/2024

Cần có cuộc "cách mạng xanh" trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng

17:52 24/11/2022

Kinh Tế Số Việt Nam Online Cùng với việc lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp trong ngành cũng cần đầu tư công nghệ, chuyển đổi mô hình để phát triển theo hướng bền vững.

Nhận định ngành vật liệu xây dựng đang đứng trước những khó khăn chưa từng có khi giá thành tăng quá cao trong khi nguồn cung hạn chế, nhiều ý kiến cho rằng cùng với việc lập mới quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần chú trọng đầu tư công nghệ, chuyển đổi mô hình phát triển theo xu hướng kinh tế tuần hoàn, vừa giảm tiêu hao năng lượng, vừa đảm bảo môi trường.

Nhiều bất cập, vướng mắc từ thực tiễn

Chia sẻ tại Hội thảo “Ngành vật liệu xây dựng Việt Nam với kinh tế tuần hoàn, hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 năm 2050”, ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Việc ban hành các quy hoạch trong lĩnh vực khoáng sản làm vật liệu xây dựngvà khoáng sản làm xi măng thời gian qua đã góp phần đưa nhiều mỏ khoáng sản có quy mô công nghiệp vào thăm dò, khai thác kịp thời, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất; đóng vai trò quan trọng cho phát triển của đất nước.

Tuy vậy, quá trình triển khai quy hoạch thời gian qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập như: Thiếu thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; kỳ quy hoạch, diện tích, quy mô, công suất trong quy hoạch trước đây không còn phù hợp giữa giai đoạn thăm dò và khai thác; việc chồng lấn các quy hoạch (khu đô thị, khu công nghiệp, du lịch sinh thái) lên quy hoạch khoáng sản phổ biến tại một số địa phương.

Bên cạnh đó, theo ông Bắc, công tác quy hoạch thăm dò khoáng sản thời gian qua cũng chưa triệt để theo chiều sâu thân quặng nên việc đánh giá trữ lượng còn hạn chế, không khai thác hết trữ lượng, gây lãng phí tài nguyên.

Đặc biệt, các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản làm xi măng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các quyết định nêu trên, đến nay đã hết kỳ quy hoạch.

“Từ những vấn đề nêu trên, tôi cho rằng cần thiết phải lập mới Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định pháp luật về khoáng sản,” ông Bắc nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Xuân Thịnh, đại diện Tổng Công ty Xi măng Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận sản xuất xi măng là một ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên và có phát thải lớn trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc xử lý chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Cần đổi mới, cải cách công nghệ, tối ưu chất thải

Trước thực trạng trên, ông Phạm Văn Bắc đưa ra các giải pháp như rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực khai thác, chế biến các loại khoáng sản, trong đó có một số chính sách riêng đối với khoáng sản có tính đặc thù, quy mô lớn, đóng góp quan trọng cho ngành công nghiệp khai khoáng trước mắt và lâu dài như đá vôi, cát trắng, đá ốp lát,..

Nhấn mạnh quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là vấn đề “nóng,” ông Tống Văn Nga, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn những vấn đề được nêu trong hội thảo cùng với các vấn đề khác về kinh tế tuần hoàn, sẽ giúp ngành vật liệu xây dựng có bước chuyển tích cực hơn.

“Trong đó, việc tận dụng chất phế thải làm nguyên liệu sẽ là giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp vật liệu xây dựng góp phần xử lý môi trường hiệu quả các chất thải, kể cả chất thải sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các công ty trong ngành, làm sạch môi trường sống của đất nước,” ông Nga nhấn mạnh.

Riêng đối với ngành xi măng,  ông Đỗ Xuân Thịnh, đại diện Tổng Công ty Xi măng Việt Nam cũng đưa ra kiến nghị Nhà nước cần tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, hỗ trợ nguồn lực để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thu gom, phân loại và sơ chế chất thải; đồng xử lý chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế nhằng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh đồng thời chung tay giải quyết  các vấn đề về môi trường.

Theo Kinh tế môi trường

https://kinhtemoitruong.vn/can-co-cuoc-cach-mang-xanh-trong-nganh-san-xuat-vat-lieu-xay-dung-73736.html

Chia sẻ bài viết

VIVINA KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO VÀ MỞ RỘNG VÙNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Với mục tiêu nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và ...

23/04/2024

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã ...

18/09/2023

Nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung, có ngành chỉ 15 điểm cũng đỗ

Sau khi vẫn còn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường đại ...

18/09/2023

Honda trình làng mẫu xe điện gấp gọn như vali

Honda Motocompacto là một chiếc xe máy điện có ...

18/09/2023

Nhật Bản tiết lộ phát minh mới cho thế hệ tên lửa tiếp theo

Hãng tin Nikkei Asia ngày 18/9 đưa tin Cơ quan ...

18/09/2023

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất

Một số doanh nghiệp (DN) chủ động xây dựng kế ...

18/09/2023

Người đàn ông khóc ngất sau khi mua hàng “khuyến mãi” hàng triệu đồng

Hàng trăm người ở huyện miền núi Nghệ An bị một ...

18/09/2023

Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo ...

13/09/2023

Hải Phòng sắp có khu kinh tế ven biển thứ 2 rộng 20.000 ha

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng dự kiến diện ...

13/09/2023
Thong ke